Những quy định mới về nội quy lao động nhất định phải nắm được

30/09/2021
Những quy định mới về nội quy lao động nhất định phải nắm được
494
Views

Bộ Luật lao động năm 2019 có rất nhiều thay đổi so với Bộ luật lao động cũ, trong đó, nhiều quy định liên quan đến nội quy lao động có sự thay đổi đáng kể mà bắt buộc người sử dụng lao động và người lao động phải nắm được. Vậy Bộ luật lao động 2019 có những quy định mới nào về vấn đề nội quy lao động? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2020

Nghị định 28/2020/NĐ-CP

Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Sử dụng dưới 10 lao động cũng phải có nội quy lao động

Đây là một trong những điểm mới của BLLĐ năm 2019. Cụ thể khoản 1 Điều 118 BLLĐ 2019 quy định:

Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động; nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.

Trong khi đó, khoản 1 Điều 119 BLLĐ năm 2012 chỉ yêu cầu doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.

Như vậy, từ năm 2021, mọi người sử dụng lao động đều phải ban hành nội quy lao động; kể cả doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động. Tuy nhiên nội quy lao động bằng văn bản chỉ bắt buộc với doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên.

Bổ sung thêm nhiều nội dung trong nội quy lao động

Theo khoản 2 Điều 118 BLLĐ 2019; nội quy lao động không được trái pháp luật về lao động và quy định liên quan. Đồng thời phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trật tự tại nơi làm việc;
  • An toàn, vệ sinh lao động;
  • Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc (quy định mới);
  • Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
  • Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động (quy định mới);
  • Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các hình thức xử lý;
  • Trách nhiệm vật chất;
  • Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động (quy định mới).

Có thể thấy, so với BLLĐ năm 2012; nội quy lao động đã được bổ sung thêm 03 nội dung mới. Do đó, từ 2021; người sử dụng lao động phải bổ sung thêm các nội dung trên trong nội quy lao động của doanh nghiệp mình để phù hợp với quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp có nhiều chi nhánh đăng ký nội quy lao động thế nào?

Khoản 1 Điều 119 BLLĐ 2019 chỉ rõ; doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

Đặc biệt, khoản 4 Điều 119 BLLĐ năm 2019 đã luật hóa quy định về việc đăng ký nội quy lao động của doanh nghiệp có nhiều chi nhánh; đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau.

Trong trường hợp này; người sử dụng lao động phải gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh; đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Trước đó, vấn đề này không được quy định trong BLLĐ năm 2012 mà được ghi nhận trong khoản 8 Điều 28 Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Thêm cơ quan thực hiện đăng ký nội quy lao động

Theo BLLĐ năm 2012, chỉ có cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh mới có thẩm quyền tiếp nhận và xem xét hồ sơ đăng ký nội quy lao động. BLLĐ năm 2019 đã bổ sung thêm thẩm quyền này cho cơ quan chuyên môn về lao động cấp huyện.

Nội dung này được được ghi nhận tại khoản 5 Điều 119 BLLĐ 2019:

Căn cứ điều kiện cụ thể, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp huyện thực hiện việc đăng ký nội quy lao động.

Theo đó, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp huyện cũng có quyền tiếp nhận; và xem xét hồ sơ đăng ký nội quy lao động nếu được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh ủy quyền.

Quy định mới về hiệu lực của nội quy lao động

Điều 121 BLLĐ năm 2019 nêu rõ; nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký. So với Điều 122 BLLĐ năm 2012; nội dung “trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120” (trường hợp nội quy lao động có quy định trái với pháp luật phải sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại) đã bị bãi bỏ.

Có thể thấy, quy định như vậy không làm ảnh hưởng đến tính hợp pháp của nội quy lao động do việc rà soát nội dung của nội quy lao động; thông báo, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung; và đăng ký lại sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiến hành trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký (khoản 3 Điều 119 BLLĐ 2019).

Bên cạnh đó, BLLĐ năm 2019 cũng chính thức ghi nhận; hiệu lực nội quy lao động bằng văn bản của doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động sẽ do người sử dụng lao động tự quyết định trong nội quy. Nội dung này chưa được quy định tại BLLĐ 2012 mà chỉ được nêu tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Những quy định mới về nội quy lao động nhất định phải nắm được”. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ: 0833 102 102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Những trường hợp nào được tiếp nhận vào làm công chức?

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở năm 2021

Câu hỏi liên quan

Người sử dụng lao động phải đăng ký nội quy lao động khi nào?

Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.

Khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động không?

Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Hồ sơ đăng ký nội quy lao động gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm:
1. Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
2. Nội quy lao động;
3. Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
4. Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời