Cho vay nặng lãi kèm thế chấp hình ảnh nhạy cảm bị đi tù mấy năm?

29/10/2021
Cho vay nặng lãi kèm thế chấp hình ảnh nhạy cảm bị đi tù mấy năm?
521
Views

Công an quận Nam Từ Liêm; Hà Nội vừa triệt phá vụ án; nhóm cho vay nặng lãi với lãi suất 30%/01 tháng; bằng thỏa thuận ép buộc thế chấp ảnh chụp; clip quay cảnh khỏa thân; đường link tài khoản facebook; zalo của nạn nhân với cam kết nếu không trả được nợ vay sẽ bị gửi những thứ nhạy cảm ấy cho người thân; hoặc tung lên mạng xã hội. Cơ quan công an đã mở rộng điều tra; phát hiện danh sách gần 1.000 khách hàng vay tiền; với “tài sản thế chấp” là ảnh khiêu dâm của ổ nhóm này. Vậy hành vi cho vay nặng lãi kèm thế chấp hình ảnh nhạy cảm sẽ bị đi tù mấy năm theo quy định?

Mời bạn đọc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Cho vay nặng lãi kèm thế chấp hình ảnh nhạy cảm bị đi tù mấy năm?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Nghị định 15/2020/NĐ-CP

Nghị định 178/2004/NĐ-CP 

Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003

Nội dung tư vấn

Cho vay nặng lãi là gì?

Cho vay nặng lãi là hình thức cho vay với lãi suất gấp nhiều lần so với mức lãi suất mà pháp luật quy định. Mức lãi suất mà pháp luật quy định là không quá 20%/12 tháng. Tùy vào mức độ vi phạm mà hành vi cho vay nặng lãi sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự. Tuy nhiên; bài viết này giới hạn hành vi cho vay nặng lãi đã cấu thành tội phạm; bị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự.

Yêu cầu đối với tài sản thế chấp?

Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm việc thực hiện một nghĩa vụ nhất định và không giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

Tài sản bảo đảm (tài sản dùng thế chấp) phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm; không phải là đối tượng tranh chấp; tài sản phải được xác định cụ thể và được phép lưu thông. Các hình ảnh nhạy cảm mang tính chất nhân thân; trái với thuần phong mỹ tục; được coi là các văn hóa phẩm đồi trụy; không được phép truyền bá;… cho nên không thể trở thành tài sản thế chấp.

Cấu thành tội phạm

Chủ thể

Bất kỳ người nào; là bên cho vay; có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và độ tuổi mà pháp luật hình sự quy định.

Khách thể

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm đến; và quan hệ xã hội mà tội cho vay nặng lại xâm phạm ở đây là trật tự quản lý kinh tế; cụ thể là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.

Ngoài ra cho vay nặng lãi có thể là nguyên nhân dẫn đến xâm phạm trật tự an toàn; an ninh khi có hành vi siết nợ diễn ra trên thực tế.

Mặt chủ quan

Khi xét đến mặt chủ quan của tội phạm; người ta xét đến yếu tố lỗi của người phạm tội; đối với tội cho vay nặng lãi; lỗi của người phạm tội ở đây là lỗi cố ý; tức là biết rõ hành vi cho vay lãi xuất cao của mình là vi phạm pháp luật; nhưng vẫn thực hiện vì lợi nhuận bất chính kiếm được là rất cao.

Mặt khách quan

Về hành vi: hành vi khách quan của tội này là hành vi cho người khác vay tiền; nhưng là cho vay với mức lãi suất cao gấp 05 lần mức lại suất cao nhất trong hợp đồng dân sự. Việc cho vay này có thể được lập thành hợp đồng hoặc không; do tính chất trái pháp luật của hành vi này; nên rất ít khi bên cho vay và bên vay có lập một hợp đồng vay ghi mức lãi suất rõ ràng mà thường chỉ là hai bên thỏa thuận bằng miệng với nhau.

Bên cho vay thường dùng thủ đoạn lợi dụng lúc người vay đang gặp khó khăn về tài chính; có thể là do tai nạn, ốm đau, hoặc khó khăn đột xuất, cần gấp một khoản tiền lớn; họ sẽ áp dụng hình thức cho vay nóng, quảng cáo thủ tục đơn giản; giải ngân dễ dàng so với vay ở ngân hàng hay các tổ chức tín dụng hoạt động chính thống để người vay phải vay với lãi suất cao.

Hậu quả gây ra thiệt hại về vật chất đối với người đi vay do phải trả một khoản lãi quá cao so với quy định. Và đôi khi là còn kèm theo cả tổn hại về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm; do trên thực tế; không phải ai vay nặng lãi cũng có khả năng trả nợ; mà nhắc đến vay nặng lãi thì người ta cũng đồng thời nghĩ đến siết nợ xã hội đen; do đó thiệt hại xảy ra không chỉ là đối với người đi vay mà còn ảnh hưởng tới cả trật tự an ninh xã hội.

Cho vay nặng lãi kèm thế chấp hình ảnh nhạy cảm bị đi tù mấy năm?

Khung 1

Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc nhận án treo đến 03 năm đối với trường hợp:

  • Người thực hiện cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự; cụ thể theo quy định hiện nay là vượt quá 8.33%/ tháng.
  • Có thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.
  • Hoặc trường hợp người vi phạm đã bị xử lý hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích.

Khung 2

Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung

Ngoài ra; người phạm tội còn có thể phải nhận hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; và bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Đối với việc sử dụng hình ảnh nhạy cảm

Việc lan truyền văn hoá phẩm đồi trụy sẽ bị xử theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Cụ thể; phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong 08 nhóm hành vi tại Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP; bao gồm: Cung cấp; chia sẻ thông tin giả mạo; thông tin sai sự thật; xuyên tạc; vu khống; xúc phạm uy tín của cơ quan; tổ chức; danh dự; nhân phẩm của cá nhân; Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục; mê tín; dị đoan; dâm ô; đồi trụy; không phù hợp với thuần phong; mỹ tục của dân tộc; Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém; giết, tai nạn; kinh dị; rùng rợn; Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt; gây hoang mang trong Nhân dân; kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc…

Ngoài ra, Điều 326 Bộ luật Hình sự năm 2015; cũng quy định rõ khung hình phạt cơ bản với hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là mức phạt tiền từ 100 triệu đồng. Người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5-30 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể bạn cần biết

Như vậy; cho vay nặng lãi kèm thế chấp hình ảnh nhạy cảm sẽ cấu thành tội cho vay nặng lãi; tùy vào mức độ vi phạm mà bị áp dụng các khung hình phạt khác nhau; trong đó mức tù cao nhất là 03 năm. Ngoài ra; với việc sử dụng hay loan truyền hình ảnh nhạy cảm;… có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tùy vào mức độ vi phạm.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Cho vay nặng lãi kèm thế chấp hình ảnh nhạy cảm bị đi tù mấy năm? Hy vọng bài đọc hữu ích với bạn đọc! Mọi thắc mắc về vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102 để được tư vấn!

Câu hỏi thường gặp

Xử phạt hành chính hành vi cho vay nặng lãi?

Hành vi chưa đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm; thì có thể bị xem xét xử phạt hành chính theo căn cứ tại điểm d, khoản 3, điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
“d) Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.”

Hình thức của hợp đồng?

Theo quy định trên thì hình thức của hợp đồng dân sự có thể thể hiện bằng văn bản; lời nói hoặc hành vi nhất định. 

Lãi suất là gì?

Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số tài sản hoặc số tiền đã vay tính theo đơn vị thời gian. Lãi suất thường được tính theo tuần, tháng hoặc năm do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Căn cứ vào lãi suất; số tiền vay và thời gian vay mà bên vay phải trả một số tiền nhất định (tiền lãi), số tiền này tỉ lệ thuận với lãi suất; số tiền đã vay và thời gian vay.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Hình sự · Tư vấn luật

Trả lời