Yêu cầu đối với tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự?

26/10/2021
Yêu cầu đối với tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự?
580
Views

Tính chất trái quyền trong quan hệ dân sự thể hiện ở chỗ bên có quyền chỉ được hưởng quyền đó khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ của họ. Điều đó vô hình chung đã làm cho bên có quyền rơi vào trạng thái bị động. Bởi lẽ; việc thực hiện nghĩa vụ trước hết dựa vào sự tự giác; nhưng trong thực tế không phải ai cũng có thiện chí thực hiện nghĩa vụ một cách nghiêm chỉnh. Nhằm khắc phục tình trạng trên; tạo thế chủ động cho người có quyền; pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng cũng như là thực hiện nghĩa vụ. Đối tượng của biện pháp bảo đảm chủ yếu là tài sản. Vậy tài sản bảo đảm là gì? Có phải tất cả tài sản đều có thể làm tài sản bảo đảm không? Yêu cầu đối với tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là gì?

Mời bạn đọc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Yêu cầu đối với tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nghị định 21/2021/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Nghĩa vụ dân sự là gì?

Theo Điều 274 Bộ luật dân sự 2015; nghĩa vụ là việc mà theo đó; một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật; chuyển giao quyền; trả tiền hoặc giấy tờ có giá; thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).

Nghĩa vụ dân sự được hiểu là quan hệ pháp luật về tài sản và nhân thân của các chủ thể, theo đó chủ thể mang quyền có quyền yêu cầu chủ thể mang nghĩa vụ phải chuyển giao một tài sản, thực hiện một việc hoặc không được thực hiện một việc vì lợi ích của mình hay lợi ích của người thứ ba, phải bồi thường một thiệt hại về tài sản hoặc nhân thân do có hành vi gây thiệt hại, vi phạm lợi ích hợp pháp của các bên có quyền.

Tài sản bảo đảm là gì?

Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.

Theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015; tài sản là vật; tiền; giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản gồm động sản và bất động sản; Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Yêu cầu đối với tài sản bảo đảm?

Yêu cầu về quyền sở hữu tài sản

Tài sản bảo đảm vẫn phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và chỉ loại trừ hai biện pháp bảo đảm là cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu. Nếu tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu đó. Doanh nghiệp nhà nước được sử dụng tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tài sản bảo đảm phải không là đối tượng bị tranh chấp về quyền sở hữu cũng như sử dụng…Chỉ khi các tranh chấp này được giải quyết bằng văn bản thỏa thuận giữa các bên hoặc thông qua phán quyết của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới được đưa vào làm đối tượng của các biện pháp bảo đảm.

Yêu cầu về tính lưu thông của tài sản

Tài sản bảo đảm là tài sản được phép giao dịch; có nghĩa là tài sản không bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật tại thời điểm xác lập giao dịch. Trong trường hợp khi xác lập giao dịch tài sản bảo đảm không phải là đối tượng bị cấm nhưng đến thời điểm bị xử lý thì lại bị cấm thì phải coi đây là sự kiện bất khả kháng và như vậy nghĩa vụ chính không có biện pháp bảo đảm.

Yêu cầu về tính xác định của tài sản

Tài sản bảo đảm có thể mô tả chung chung nhưng phải xác định được. Nếu là tài sản bảo đảm thì phải xác định nó mang tính chất của tài sản động sản; là vật đặc định hay vật cùng loại; có hay không có giấy đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật; thuộc loại vật đồng bộ hay bao gồm cả vật chính và vật phụ; vật tiêu hao hay không tiêu hao; nếu tài sản được xác định là đồng Việt Nam thì phải xác định rõ con số cụ thể; nếu tài sản tồn tại dưới dạng quyền tài sản thì phải xác định các giấy tờ pháp lý có liên quan để khẳng định quyền nắm giữ của bên bảo đảm.

Yêu cầu về giá trị tài sản

Thông thường; giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm; khi xử lý tài sản bảo đảm thì số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm; để thanh toán các nghĩa vụ tài chính khác như chi phí bảo quản; chi phí xử lý tài sản.

Tuy nhiên; các bên có thể thỏa thuận giá trị tài sản bảo đảm bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm. Trường hợp này nếu tài sản bị xử lý thì bên nhận bảo đảm có thể chịu thiệt hại khi bên bảo đảm không còn tài sản khác để thanh toán.

Việc dùng một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ

Việc dùng một tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nhiều nghĩa vụ; thì bên bảo đảm phải có nghĩa vụ thông báo cho bên nhận bảo đảm sau; biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được thành lập thành văn bản; đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp này cũng có những đặc thù riêng. Nếu một nghĩa vụ được bảo đảm đến hạn mà có sự vi phạm thì các nghĩa vụ còn lại tuy chưa đến hạn cũng bị coi là đến hạn; và khi đó tài sản bảo đảm chung cho tất cả các nghĩa vụ đó sẽ được đưa ra xử lý. Tuy nhiên; nếu các bên muốn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ chưa đến hạn; thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chưa đến hạn.

Việc bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai

Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Bộ luật Dân sự 2015 cho phép tài sản hình thành trong tương lai được làm tài sản bảo đảm. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm; sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm; cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm; nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm.

Như vậy; yêu cầu đối với tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được thể hiện như sau: Tài sản phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm (trừ biện pháp cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu); không phải tài sản đang tranh chấp; tài sản mà pháp luật cấm lưu thông, cấm giao dịch. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai; có thể mô tả chung chung nhưng phải xác định được. Các bên có thể thỏa thuận về giá trị của tài sản bảo đảm (nhỏ hơn hoặc bằng) nhưng thông thường là lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Yêu cầu đối với tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự?

Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Nếu có vấn đề pháp lý cần tư vấn vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102

Có thể bạn cần biết

Câu hỏi thường gặp

Giao dịch bảo đảm vô hiệu, hợp đồng có nghĩa vụ có vô hiệu không?

Giao dịch đảm bảo vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận biện pháp bảo đảm là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

Tại sao tài sản là đối tượng chủ yếu của biện pháp bảo đảm?

Nghĩa vụ cần được bảo đảm là nghĩa vụ mang tính chất tài sản; cho nên đối tượng của các biện pháp bảo đảm cũng phải mang tính tài sản; Bởi chỉ có lợi ích vật chất hoặc tài sản mới bù đắp; khấu trừ được các lợi ích vật chất bị mất mát, thiệt hại.

Biện pháp bảo đảm được áp dụng khi nào?

Các biện pháp bảo đảm có tính chất dự phòng; chỉ áp dụng khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ xảy ra. Trong thời gian có hiệu lực của biện pháp bảo đảm; quyền sở hữu của đối với tài sản bảo đảm vẫn thuộc về bên có nghĩa vụ nhưng quyền năng pháp lý đối với tài sản đó bị hạn chế.

5/5 - (5 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự · Tư vấn luật

Trả lời