Hình phạt khi phạm nhiều tội danh được quy định như thế nào?

15/10/2021
Hình phạt khi phạm nhiều tội danh được quy định như thế nào?
458
Views

Việc mắc cùng lúc nhiều tội danh không còn là một vấn đề xa lạ trong pháp luật hình sự. Để điều chỉnh cho vấn đề này, các quy định pháp luật cũng đã được ra đời. Khi các đối tượng bị kết án với nhiều tội danh thì sẽ phải chịu mức án theo các quy định pháp luật riêng cho trường hợp này. Xung quanh chủ đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc liên quan. Hy vọng thông qua vụ việc này có thể giải đáp thắc mắc hình phạt khi phạm nhiều tội danh được quy định như thế nào?

Tóm tắt vụ việc:

Nguyễn Phương Thanh, 35 tuổi, thuê người đóng giả làm chồng, ủy quyền đứng tên giấy tờ đất rồi mang đi thế chấp chiếm đoạt 2,7 tỷ đồng.

Ngày 15/10, Thanh bị Công an tỉnh Bạc Liêu bắt tạm giam về các hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Theo cơ quan điều tra, Thanh đã ly hôn nhiều năm nay, nhưng khoảng cuối tháng 5 đã thuê người đóng giả làm chồng ký hợp đồng ủy quyền cho mình đứng tên thửa đất 470 m2­ ở TP Bạc Liêu.

Thanh sau đó làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất này để thế chấp cho người đàn ông cùng địa phương với giá 700 triệu đồng. Thực tế, thửa đất này Thanh và chồng cũ đã bán cho người khác.

Vậy hành vi vi phạm này sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Phạm nhiều tội danh là gì?

Phạm nhiều tội là trường hợp người phạm tội có nhiều hành vi phạm tội độc lập; hoặc chỉ có một hành vi phạm tội và hành vi đã thực hiện đó thỏa mãn nhiều cấu thành tội phạm khác nhau.

Ngoài ra cũng có thể hiểu phạm nhiều tội là (Chủ thể) có nhiều hành vi phạm tội độc lập; hoặc chỉ có một hành vi phạm tội và hành vi đã thực hiện đó thỏa mãn nhiều cấu thành tội phạm khác nhau (phạm nhiều tội khác nhau). Phạm nhiều tôi là vấn để của luật hình sự có liên quan trực tiếp đến vấn đề quyết định hình phạt. Phạm nhiều tội và quyết định hình phạt khi phạm nhiều tội danh là hai vấn đề không tách rời nhau.

Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội?

Định tội danh là hoạt động nhận thức, áp dụng pháp luật hình sự được thực hiện trên cơ sở xác định đầy đủ; chính xác, khách quan các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội theo đúng nội dung quy phạm pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng và xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của cấu thành tội phạm nhất định với các tình tiết của hành vi phạm tội bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định.

Muốn định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội chính xác cần phải chú ý tới các dấu hiệu cơ bản nhất của trường hợp phạm nhiều tội. Đó là: thứ nhất, xác định một người có lỗi trong việc thực hiện hai hay nhiều tội phạm; thứ hai, các hành vi phạm tội đó được quy định trong Phần các tội phạm cụ thể của Bộ luật hình sự; thứ ba, người phạm tội chưa bị xét xử về bất cứ một tội nào trong sô các tội phạm đó.

Trong quá trình định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội, việc nhận thức; giải thích dấu hiệu thứ hai là một trong những vấn đề phức tạp nhất và còn có nhiều ý kiến khác nhau. Vấn đề phức tạp trong trường hợp này thể hiện ở chỗ: cần hiểu như thế nào về các hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.

Hình phạt khi phạm nhiều tội danh được quy định thế nào?

Quyết định hình phạt khi phạm nhiều tội danh

Theo điều 55, Bộ luật hình sự 2015:

Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội; Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

– Đối với hình phạt chính khi phạm nhiều tội danh

+ Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ; hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ; 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

+ Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn; thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;

+ Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân; thì hình phạt chung là tù chung thân;

+ Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình; thì hình phạt chung là tử hình;

+ Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các Khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

+ Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác;

– Đối với hình phạt bổ sung khi phạm nhiều tội danh

+ Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các Khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

+ Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.

Cách tính thời hạn để xóa án tích

Trường hợp 1 quy định về hình phạt khi phạm nhiều tội danh

Người bị kết án trong trường hợp phạm nhiều tội mà có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích; có tội thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì căn cứ vào thời hạn quy định tại Điều 71 của Bộ luật hình sự Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người đó; cụ thể như sau:

– Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính; thời gian thử thách án treo; hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện bắt buộc.

Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với những người đã bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này; căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật; thái độ lao động của người bị kết án.

Trường hợp 2 quy định về hình phạt khi phạm nhiều tội danh

Người bị kết án được Tòa án quyết định xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính; hoặc thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung; các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

+ 03 năm trong trong trường hợp bị phạt cảnh cáo; cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 05 năm;

+ 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

+ 07 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm; tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú; tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại Điểm a Khoản này thì thời hạn được xóa án tích sẽ hết vào thời Điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

Trường hợp 3 quy định về hình phạt khi phạm nhiều tội danh

Người bị kết án được Tòa án quyết định xóa án tích; nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án; người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều này.

Trường hợp 4 quy định về hình phạt khi phạm nhiều tội danh

Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu; thì sau 01 năm mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm mới được xin xóa án tích.

Quyết định hình phạt khi pháp nhân thương mại phạm nhiều tội danh

Theo điều 86, BLHS 2015:

Khi xét xử cùng 01 lần pháp nhân thương mại phạm nhiều tội; Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

– Đối với hình phạt chính:

+ Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là phạt tiền thì các Khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

+ Hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động với pháp nhân thương mại có thời hạn đối với từng lĩnh vực cụ thể thì không tổng hợp;

+ Hình phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác;

– Đối với hình phạt bổ sung:

+ Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các Khoản tiền được cộng lại thành hình phạt chung;

+ Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì pháp nhân thương mại bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.

Tổng hợp hình phạt khi phạm nhiều tội danh

Theo điều 103, BLHS 2015:

Khoản 1

Khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.

Khoản 2

Đối với người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi; có tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:

a) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn; hoặc bằng mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Khoản 3

Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi; có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:

a) Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi nặng hơn; hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi; thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối với tội thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội.

Phân biệt phạm nhiều tội và phạm tội nhiều lần

Khái niệm

Phạm nhiều tội:

Phạm nhiều tội là thực hiện nhiều hành vi, mỗi hành vi cấu thành một tội phạm độc lập; hoặc chỉ thực hiện một hành vi và hành vi đó cấu thành nhiều tội phạm khác nhau.

Phạm tội nhiều lần:

Phạm tội nhiều lần là thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm; những hành vi đó đều cấu thành cùng một tội phạm và chưa có hành vi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khách thể bị xâm phạm

Phạm nhiều tội:

Xâm phạm vào các khách thể khác nhau.

Phạm tội nhiều lần:

Xâm phạm vào cùng một khách thể.

Thời điểm thực hiện các hành vi

Phạm nhiều tội:

Các hành vi có thể được thực hiện vào cùng một thời điểm hoặc vào các thời điểm khác nhau.

Phạm tội nhiều lần:

Các hành vi xảy ra vào các thời điểm khác nhau.

Quyết định hình phạt khi phạm nhiều tội danh và phạm tội nhiều lần

Hình phạt khi phạm nhiều tội danh:

Xem xét, quyểt định tội danh và hình phạt đối với từng hành vi; sau đó tổng hợp hình phạt của bản án.

Hình phạt khi phạm tội nhiều lần:

Phạm tội nhiều lần được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; hoặc tình tiết định khung hình phạt.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Xúc phạm chân dung lãnh tụ bị phạt tù bao nhiêu năm?
Đưa người xuất cảnh trái phép bị phạt bao nhiêu năm tù?
Mua bán phụ nữ bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định pháp luật?

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Hình phạt khi phạm nhiều tội danh được quy định như thế nào?“. Nếu có thắc mắc gì thì xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án

Điều 104, BLHS 2015 quy định:
Việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước hoặc sau khi có bản án này, được thực hiện theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Bộ luật này.
Hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 103 của Bộ luật này.

Giảm mức hình phạt đã tuyên

Điều 105, BLHS 2015 quy định:
Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Tòa án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến 04 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.

Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền.
3. Cải tạo không giam giữ.
4. Tù có thời hạn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời