Hệ số phụ cấp chức vụ đơn vị sự nghiệp là bao nhiêu?

07/12/2023
Hệ số phụ cấp chức vụ đơn vị sự nghiệp
358
Views

Hiện nay, phụ cấp chức vụ lãnh đạo áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức. Để được hưởng chế độ phụ cấp chức vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải đáp ứng một số điều kiện luật định. Những điều kiện này được pháp luật quy định khá cụ thể cũng như hệ số phụ cấp chức vụ được quy định phù hợp với từng chức vụ. Vậy hệ số phụ cấp chức vụ đơn vị sự nghiệp được quy định như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 02/2005/TT-BNV.

Đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo gồm những ai?

Đối tượng nào được áp dụng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Hiện nay, chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo chỉ dành cho những cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Nhà nước. Dưới đây là quy định pháp luật về chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Căn cứ theo quy định tại Mục I Thông tư 02/2005/TT-BNV quy định về đối tượng được áp dụng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo với cán bộ, công chức và viên chức cụ thể như sau:

  • Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
  • Cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát) được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
  • Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo ngạch công chức, bậc công chức, xếp lương theo viên chức được cử đến giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội và các tổ chức phi Chính phủ.

Đối với quy định về nguyên tắc hưởng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo với cán bộ, công chức và viên chức thì tại tiểu mục 1 Mục II Thông tư 02/2005/TT-BNV quy định cụ thể như sau:

Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó; nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất.

Các trường hợp nào được hưởng và thôi hưởng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo với cán bộ, công chức và viên chức?

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo áp dụng cho các cán bộ, công chức và viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong các đơn vị, cơ quan, tổ chức thuộc Nhà nước. Trường hợp các cán bộ, công chức, viên chức không còn giữ chức vụ lãnh đạo hay thay đổi chức vụ thì sẽ có những quy định riêng điều chỉnh vấn đề này.

Tại tiểu mục 2 Mục II Thông tư 02/2005/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Mục II Thông tư 83/2005/TT-BNV) quy định về các trường hợp được hưởng và thôi hưởng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo với cán bộ, công chức và viên chức bao gồm:

Các trường hợp được hưởng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo với cán bộ, công chức và viên chức

  • Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn thì được giữ mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.
  • Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ mới thấp hơn mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ mà không thuộc diện luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ,

Thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc ngày được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo mới; từ tháng thứ 7 trở đi hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo mới.

Các trường hợp thôi hưởng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo với cán bộ, công chức và viên chức

  • Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do bị kỷ luật miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại, thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo có hiệu lực thi hành,
  • Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do được kéo dài thêm thời gian công tác khi đến độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định 71/2000/NĐ-CP hoặc thôi giữ chức danh lãnh đạo để làm thủ tục nghỉ hưu theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền mà vẫn thuộc biên chế trả lương có đóng BHXH của cơ quan, đơn vị,

Thì kể từ ngày 01/10/2004 được chuyển mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số cũ sang hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số mới của chức danh lãnh đạo đã đảm nhiệm tại thời điểm thôi giữ chức danh lãnh đạo cho đến ngày nhận sổ hưu.

Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo từ ngày 01/10/2004 trở đi thì hưởng bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số mới kể từ ngày thôi giữ chức danh lãnh đạo cho đến ngày nhận sổ hưu.

  • Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ, thì thực hiện theo hướng dẫn riêng trong lần sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế đó.
  • Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) còn lại ngoài các trường hợp nêu trên, được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày có quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo; từ tháng thứ 7 trở đi thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
Hệ số phụ cấp chức vụ đơn vị sự nghiệp
Hệ số phụ cấp chức vụ đơn vị sự nghiệp

Hệ số phụ cấp chức vụ đơn vị sự nghiệp

Mỗi cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Nhà nước sẽ được hưởng lương và phụ cấp chức vụ khác nhau. Vì pháp luật quy định mỗi chức vụ lãnh đạo sẽ có một hệ số phụ cấp chức vụ khác nhau. Dưới đây là quy định pháp luật cụ thể về hệ số phụ cấp chức vụ tại các đơn vị sự nghiệp.

Căn cứ tiểu mục 1 Mục III Thông tư 02/2005/TT-BNV có quy định:

“1. Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo:

Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo được áp dụng theo quy định tại bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.”

Theo đó, mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo được hiện nay được áp dụng theo quy định tại bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 và Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Hệ số phụ cấp chức vụ đơn vị sự nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý ly hôn đơn phương với người nước ngoài. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cán bộ, công chức, viên chức là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về cán bộ, công chức theo đó:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về công chức theo đó:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức theo đó:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức?

Các chức danh cán bộ điển hình như: Thủ tướng chỉnh phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND tỉnh,…
Các chức danh công chức điển hình như: Kiểm sát viên, điều tra viên, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Thẩm phán, Chánh án, Phó chánh án, thư ký tòa các cấp, Chủ tịch UBND Huyện,…
Các chức danh viên chức điển hình như: Giảng viên trưởng Đại học Hà Nội, bác sĩ tại các bệnh viện công,…

Lương công chức viên chức được xây dựng theo số tiền cụ thể khi cải cách tiền lương?

Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương công chức viên chức sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản và các khoản phụ cấp. Theo đó lương công chức khi thực hiện cải cách sẽ được tính như sau:
Lương công chức = Lương cơ bản (70%) + Phụ cấp (30%).
Lưu ý: Tiền thưởng sẽ chiếm khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm trong đó không bao gồm phụ cấp (nếu có)
Đồng thời, Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương cũng có đề cập rõ trong nội dung cải cách về các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới trong đó cần xác định:
Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
– Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
– Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
– Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
– Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Như vậy, thay vì tiếp tục áp dụng bảng lương dựa theo mức lương cơ sở và hệ số lương. Khi thực hiện cải cách tiền lương, bảng lương công chức 2024 sẽ được xây dựng dựa trên cơ cấu tiền lương mới với mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể.

4/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.