Phụ cấp nhà ở sĩ quan quân đội như thế nào?

07/12/2023
Phụ cấp nhà ở sĩ quan quân đội như thế nào?
150
Views

Để trở thành sĩ quan, cá nhân phải đáp ứng những điều kiện luật định. Sĩ quan là những người làm việc trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Vì tính chất công việc cũng như sự cống hiến vì độc lập tự do tổ quốc cho nên sĩ quan của Quân đội nhân dân Việt Nam được hưởng nhiều chế độ, trong đó có phụ cấp nhà ở cho sĩ quan. Vậy phụ cấp nhà ở sĩ quan quân đội như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 204/2004/NĐ-CP;
  • Nghị định 38/2019/NĐ-CP.

Bảng lương sĩ quan quân đội các cấp bậc mới nhất?

Sĩ quan là cán bộ làm việc cho Nhà nước ta. Sĩ quan quân đội sẽ được phong hàm khác nhau, cụ thể là hàm cấp úy, cấp tá hay cấp tướng. Sĩ quan làm việc theo nhiệm vụ được phân công và chịu sự quản lý của Nhà nước Việt Nam. Do đó, sĩ quan cũng được hưởng lương và các đãi ngộ khác theo quy định pháp luật hiện nay.

Theo Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp úy, cấp tá, cấp tướng.

Bảng lương sĩ quan Quân đội theo cấp bậc quân hàm được thực hiện theo Mục 1 Bảng 6 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Mức lương cơ sở trước 01/7/2023 là 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP).

Cụ thể, Nghị quyết của Quốc hội, từ ngày 1/7/2023 sẽ thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1.800.000 đồng/tháng – tương đương tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành.

Do đó, bảng lương của sĩ quan quân đội từ ngày 1/7/2023 sẽ tăng so với quy định cũ.

Bảng lương trên đây chưa bao gồm các phụ cấp và bảng nâng lương.

Lưu ý: Theo quy định, bảng lương của sĩ quan căn cứ vào cấp bậc quân hàm và chức vụ được quy định phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt;

  • Thâm niên tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ.
  • Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự;
  • Liên quan đến cải cách chính sách tiền lương, thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Ban Chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương lực lượng vũ trang đã nghiên cứu, đề xuất xây dựng bảng lương mới đối với các đối tượng trong Quân đội.

Trong đó, tiền lương của sĩ quan Quân đội sẽ được xây dựng theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm phù hợp với Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2014.

Theo đó, các chế độ phụ cấp nói chung cũng được nghiên cứu cải cách cho phù hợp với thực tiễn.

Phụ cấp nhà ở sĩ quan quân đội như thế nào?

Vì sự cống hiến, hi sinh vì độc lập tự do nước nhà cho nên sĩ quan của Quân đội nhân dân Việt Nam được hưởng nhiều chế độ phụ cấp, trong đó có phụ cấp nhà ở. Dưới đây là quy định pháp luật cụ thể về phụ cấp nhà ở đối với sĩ quan quân đội.

Tại Điều 31 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và khoản 7 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc đối với sĩ quan tại ngũ như sau:

Điều 31. Tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc đối với sĩ quan tại ngũ

Sĩ quan tại ngũ được hưởng tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc như sau:

1. Chế độ tiền lương và phụ cấp do Chính phủ quy định; bảng lương của sĩ quan được tính theo chức vụ, chức danh đảm nhiệm và cấp bậc quân hàm phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt; phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ. Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự;

2. Đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn xét thăng quân hàm nh­ưng đã có bậc quân hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm hoặc đã có bậc quân hàm Đại tá, cấp Tướng 4 năm trở lên mà ch­ưa đ­ược thăng cấp bậc quân hàm cao hơn thì được nâng lương theo chế độ tiền l­ương của sĩ quan;

3. Giữ nhiều chức vụ trong cùng một thời điểm thì được hưởng quyền lợi của chức vụ cao nhất và phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo theo quy định của pháp luật;

4. Khi được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 của Luật này thì được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ cũ;

5. Khi có quyết định miễn nhiệm chức vụ thì được hưởng các quyền lợi theo cương vị mới;

6. Được bảo đảm điều kiện để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

7. Được hưởng phụ cấp nhà ở; được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được bảo đảm nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, Sĩ quan quân đội tại ngũ được hưởng chính sách tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc theo 07 quyền lợi nêu trên.

Phụ cấp nhà ở sĩ quan quân đội như thế nào?
Phụ cấp nhà ở sĩ quan quân đội như thế nào?

Tiền lương quân đội sẽ được xây dựng theo chức vụ, chức danh, cấp bậc quân hàm như thế nào?

Khi làm việc trong quân đội, sĩ quan sẽ được phong hàm. Tiền lương và tiền phụ cấp sẽ căn cứ trên chức vụ để tính. Sĩ quan có quân hàm càng cao thì tiền lương và tiền phụ cấp càng nhiều. Dưới đây là quy định pháp luật về tiền lương quân đội sau khi đã được cải cách.

Liên quan đến cải cách chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, Bộ Quốc phòng đã trả lời kiến nghị của cử tri về nội dung:

“Điều chỉnh mức lương đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, bảo đảm tiền lương có tính ưu đãi tương xứng với mức độ đặc thù của quân đội” và nội dung: “Chuyển đổi hình thức trả lương theo cấp bậc quân hàm và phụ cấp chức vụ sang trả lượng theo vị trí, chức vụ và phụ cấp quân hàm, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước”.

Theo đó, thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Ban Chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương lực lượng vũ trang đã nghiên cứu, đề xuất xây dựng bảng lương mới đối với các đối tượng trong Quân đội theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Cụ thể, tiền lương của sĩ quan Quân đội sẽ được xây dựng theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm phù hợp với Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được sửa đổi, bổ sung.

Đồng thời, các chế độ phụ cấp nói chung cũng được nghiên cứu cải cách cho phù hợp với thực tiễn.

Riêng đối với các đối tượng trong Quân đội được thực hiện chế độ phụ cấp đặc thù quân sự và được nghiên cứu điều chỉnh theo hướng mở rộng đối tượng được hưởng, tăng mức hưởng để bảo đảm tương xứng với tính chất, hoạt động đặc thù trong Quân đội.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Phụ cấp nhà ở sĩ quan quân đội như thế nào? Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý hồ sơ xin trích lục khai sinh. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được hiểu thế nào?

Tại Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.
Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng nhận sĩ quan do Chính phủ quy định
”.

Tiêu chuẩn chung của sĩ quan quân đội là gì?

Tại Điều 12 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về tiêu chuẩn chung:
– Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
– Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư;
Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội;
Tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
– Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân;
Có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác;
Có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;
Tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
– Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
Lưu ý: Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.

Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội bao nhiêu?

Tại Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan như sau:
– Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
Trung tá: nam 51, nữ 51;
Thượng tá: nam 54, nữ 54;
Đại tá: nam 57, nữ 55;
Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
– Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 không quá 5 năm;
Trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
– Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999.

2.3/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.