Trong những ngày gần đây, một số tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid 19. Trong những ngày giãn cách này, người dân muốn ra đường cần có lí do chính đáng và cần phải có giấy đi đường; hoặc giấy xét nghiệm để xuất trình tại các chốt kiểm soát dịch. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng giấy đi đường, giấy xét nghiệm giả diễn ra ngày càng nhiều. Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc đang được dư luận quan tâm gần đây về một người phụ nữ đã tự ý sửa thông tin trong giấy xét nghiệm để thông chốt kiểm dịch.
Tóm tắt vụ việc
Sáng 16/8, chị Thủy, 38 tuổi, đi từ nhà riêng ở huyện Ý Yên (Nam Định) đến nơi làm việc tại trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật và Du lịch tỉnh Ninh Bình.
Tại chốt kiểm dịch Covid-19 cầu Non Nước, phường Đông Thành, TP Ninh Bình; chị này xuất trình phiếu xét nghiệm Covid-19; phiếu này có kết quả âm tính do Trung tâm Y tế TP Ninh Bình cấp.
Tuy nhiên tổ công tác nhận thấy dấu hiệu nghi vấn và xác định phiếu này được cấp ngày 12/8, đã hết hạn; nhưng được sửa lại thành ngày 14/8.
Bị mời đến công an phường làm việc, chị Thuỷ thừa nhận, chưa kịp đổi giấy nên đã sửa lại để đi qua chốt.
Vậy hành vi sửa giấy xét nghiệm để qua chốt kiểm dịch sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Nghị định 117/2020/NĐ-CP
Giấy tờ giả là gì?
Giấy tờ giả tức là những giấy tờ không phải là thật; không được làm ra theo đúng quy trình, trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định; không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp; mà được làm ra với bề ngoài giống như thật; nhằm mục đích “đánh lừa”; lừa dối các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để phục vụ các mục đích vụ lợi hoặc phục vụ mục đích khác theo nhu cầu của cá nhân.
“Giấy tờ giả“, có thể được xác định giả về mặt hình thức thể hiện, như “chứng minh nhân dân giả, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm bằng phôi giả. “Giấy tờ giả” cũng có thể được thực hiện thông qua việc làm giả về quá trình, về thẩm quyền cấp, nơi cấp. “Giấy tờ giả” cũng có thể thể hiện ở trường hợp giấy tờ có chữ ký, có con dấu và mẫu giấy thật; nhưng tên của người trong tài liệu và thông tin trên tài liệu là giả; hoặc được cấp cho người không đủ điều kiện; không thực hiện đúng quy trình, quy định, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định.
Hành vi sửa giấy xét nghiệm để thông chốt bị xử lý như thế nào?
Xử phạt hành chính hành vi sửa giấy xét nghiệm để thông chốt
Đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì họ có thể bị xử phạt hành chính theo từng lĩnh vực cụ thể; phụ thuộc vào loại giấy tờ giả mà họ sử dụng là loại giấy tờ nào. Bởi hiện nay, trong quy định của pháp luật hiện hành không quy định một mức xử phạt hành chính chung cho việc sử dụng các loại giấy tờ giả; mà quy định việc xử phạt hành vi này trong từng lĩnh vực cụ thể.
Đối với trường hợp sửa xét nghiệm để thông chốt, đây có thể được coi là hành vi “không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Theo điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định các khung phạt sau:
Điều 14. Vi phạm quy định khác về y tế dự phòng
Khung 1
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Đối với hành vi sử dụng người mắc bệnh truyền nhiễm trực tiếp làm những việc có nguy cơ gây lây lan bệnh truyền nhiễm cho người khác; hoặc ra cộng đồng; trừ trường hợp tham gia trực tiếp sản xuất; kinh doanh thực phẩm; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; và kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Khung 2
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trừ các trường hợp quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Nghị định này.
Khung 3
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
Đối với hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá mua, giá bán bất hợp lý đối với thuốc, trang thiết bị y tế, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh.
Hình thức xử phạt bổ sung hành vi sửa giấy xét nghiệm để thông chốt
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược; đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn; từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược; đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng; đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 50.000.000 đồng hoặc trường hợp tái phạm.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Ngoài ra với hành vi sửa giấy xét nghiệm để thông chốt kiểm dịch mà dẫn đến làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng; người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 về tội; “Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm truyền nhiễm cho người”. Người phạm tội có thể bị phạt tù cao nhất là 12 năm; bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Ngoài ra, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, hành vi làm giả, sử dụng giấy xét nghiệm giả mạo còn có thể bị xử lý hình sự về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”; và tội “Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” theo Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi. Mức phạt cao nhất lên tới 7 năm tù và phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Đi giao thuốc có vi phạm quy định giãn cách theo Chỉ thị 16 không?
Đăng tin giả liên quan tới dịch bệnh covid-19 sẽ bị xử lý như thế nào ?
Chở người thân đi khám bệnh có vi phạm chỉ thị 16 không?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Hành vi sửa giấy xét nghiệm để thông chốt kiểm dịch bị xử lý ra sao?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo Luật giá năm 2013, các mặt hàng thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.
Đối với người sử dụng tài liệu giả (giấy khám sức khỏe) để thực hiện hành vi trái pháp luật; có thể bị phạt từ 30.000.000 đến 60.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ; hoặc phạt tù tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 07 năm tù giam