Hành vi môi giới hối lộ bị xử lý như thế nào theo quy định?

14/10/2021
Hành vi môi giới hối lộ bị xử lý như thế nào theo quy định?
578
Views

Hành vi môi giới hối lộ bị xử lý như thế nào theo quy định?

Chào Luật sư. Con tôi vừa tốt nghiệp đại học nên tôi cũng rất muốn cháu tìm được một việc làm ổn định. Vì thế, nhiều người bảo tôi là phải hối lộ thì con tôi mới có công việc tốt. Và họ có giới thiệu đến một số môi giới hối lộ. Chồng tôi nhất quyết không đồng ý vì môi giới hối lộ là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy hành vi môi giới hối lộ bị xử lý như thế nào theo quy định? Xin Luật sư giải đáp giúp.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hối lộ là gì?

Hối lộ là sự mua bán quyền lực. Đây hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức; nhất là về phía người nhận hối lộ. Người nhận hối lộ phải là người nắm giữ quyền lực và đã “bán” quyền lực đó để thu lợi bất chính cho mình.

Bản chất của hối lộ là hành vi “trao đổi” giữa lợi ích hai bên, dựa trên lý thuyết hành vi trao đổi hợp lý thì giải thích các mối quan hệ này phát triển có mục đích là cùng mang lại lợi ích giữa hai bên, quan hệ tạo nên lợi ích càng lớn thì mức độ tương tác xảy ra thường xuyên hơn, mạnh mẽ hơn. Và nó trở thành kỳ vọng mong muốn từ hai phía. Như vậy trong tương lai chúng sẽ được tiến hành lặp lại thành thói quen; có hệ thống và chuẩn mực rõ ràng hình thành lên khuôn mẫu xã hội, một hiện tượng.

Xem thêm: Cán bộ kiểm lâm nhận hối lộ từ lâm tặc bị xử lý như thế nào?

Hành vi môi giới hối lộ là gì?

Hành vi môi giới hối lộ là hành vi làm cầu nối cho bên nhận hối lộ và bên đưa hối lộ nhằm đạt được sự thỏa thuận về của hối lộ và việc làm hoặc không làm theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Môi giới hối lộ như một chất xúc tác; tạo điều kiện thuận lợi hơn; an toàn hơn cho hành vi hối lộ nói chung được thực hiện trót lọt.

Trong nhiều trường hợp, người môi giới thực hiện hành vi môi giới để kiếm lợi từ một trong hai phía hoặc từ cả hai phía: người đưa và nhận hối lộ. Thậm chí có những người đã coi môi giới là một nghề. Tất nhiên, do đưa hối lộ và nhận hối lộ là hành vi phi pháp nên “nghề môi giới” cũng được thực hiện một cách lén lút, không chính thức. Và đây cũng là hành vi phạm pháp luật và được quy định là tội phạm thuộc bộ luật hình sự.

Các yếu tố cấu thành tội môi giới hối lộ

Chủ thể 

Người môi giới hối lộ không bắt buộc phải là người có chức vụ; họ có thể là bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định.

Khách thể

Tội môi giới hối lộ xâm phạm đến quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa, hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, quyền và lợi ích của công dân.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi bắt buộc phải là hành vi làm trung gian giữa người nhận và người đưa hối lộ. Được biểu hiện thông qua việc người mối giới chuyển yêu cầu về của hối lộ của người nhận cho người đưa, ngược lại chuyển yêu cầu của người đưa cho người nhận, để họ lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, hoặc người môi giới tổ chức để người đưa hối lộ và người nhận hối lộ gặp nhau và tự bàn bạc với nhau về nội dung hối lộ.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ đó là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện.

Hành vi môi giới hối lộ bị xử lý như thế nào theo quy định?

Hành vi môi giới hối lộ sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 365 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể như sau:

Khung 1

Môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  • Lợi ích phi vật chất.

Khung 2

Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  • Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 3

Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Khung 4

Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.

Miễn trách nhiệm hình sự tội môi giới hối lộ khi nào?

Theo quy định tại khoản 6 điều 365 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Do đó, người môi giới hối lộ có sự thành khẩn khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được xem xét để miễn trách nhiệm hình sự.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hành vi môi giới hối lộ bị xử lý như thế nào theo quy định?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Công chức là gì?

Công chức là người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Xử lý kỷ luật người nhận hối lộ khi nào?

Căn cứ Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.
Trường hợp công chức, viên chức phạm tội nhận hối lộ bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị đi tù mấy năm?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm khá phổ biến hiện nay. Bộ luật hình sự đã quy định về tội này tại điều 174. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận