Hành vi giết hại chồng khuyết tật bị xử lý như thế nào?

21/11/2021
hanh-vi-giet-hai-chong-khuyet-tat-bi-xu-ly-nhu-the-nao
423
Views

Rạng sáng ngày 13.112021, người dân xóm 1, xã Nam Lĩnh nghe tiếng la thất thanh phát ra từ nhà anh Đinh Hữu Lâm (SN 1972). Khi mọi người chạy đến nơi thì phát hiện trên người anh Lâm bê bết máu. Nạn nhân nhanh chóng được đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, do bị thương nặng nên anh Lâm đã tử vong.. Hoàng Thị Ngân – vợ của nạn nhân bị tạm giữ sau đó. Bước đầu cơ quan công an xác định do mâu thuẫn vợ chồng nên Ngân đã dùng chày đập vào đầu người chồng khiến anh này tử vong sau đó. Vậy hành vi giết hại chồng khuyết tật bị xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tội phạm giết người ngày càng gia tăng. Hành vi giết người xảy ra thậm chí đối với cả những người thân trong gia đình. Nguyên nhân chủ yếu là do những mâu thuẫn, bất đồng không kịp thời giải quyết dẫn đến hành vi giết người.

Hành vi giết chồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể như sau:

Giết người là gì?

Giết người là hành vi tước đoạt quyền sống của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người.

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Về chủ thể

Chủ thể của tội giết người là: người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định thì đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Khách thể

Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của công dân. Đây là quyền quan trọng nhất của con người.

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp:

  • Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
  • Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Mặt khách quan của tội phạm

Chủ thể có hành vi tước đoạt mạng sống của người khác: được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm đạt mục đích cuối cùng là chấm dứt sự sống của người khác.

Tuy nhiên, trong trường hợp chủ thể vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Hành vi làm chết người được thực hiện bằng các hình thức sau:

  • Hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác
  • Không hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm giết người. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp bằng cách lợi dụng nghề nghiệp.

Hậu quả: thông thường các hành vi nhằm tước đoạt tính mạng của người khác sẽ gây hậu quả trực tiếp là làm nạn nhân chấm dứt sự sống. Tuy nhiên, khi hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích là chấm dứt sự sống của nạn nhân thì được coi như đã cấu thành tội phạm giết người; dù hậu quả chết người có xảy ra hay không.

Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp:

  • Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
  • Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Hành vi giết hại chồng khuyết tật bị xử lý như thế nào?

Khung 1

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với các trường hợp sau:

Giết 02 người trở lên; Giết người dưới 16 tuổi; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Thực hiện tội phạm một cách man rợ; Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

Thuê giết người hoặc giết người thuê; Có tính chất côn đồ; Có tổ chức; Tái phạm nguy hiểm; Vì động cơ đê hèn.

Khung 2

Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm đối với phạm tội không thuộc các trường hợp kể trên.

Hình phạt trường hợp chuẩn bị phạm tội

Tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Các hình phạt khác

Ngoài ra, pháp luật quy định một số hình phạt khác cho tội giết người như:

  • Cấm đảm nhiệm chức vụ;
  • Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm;
  • Phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 đến 5 năm.

Tình tiết tăng nặng

Tình tiết định khung tăng nặng là tình tiết làm thay đổi một lượng đáng kể – tăng tính chất nguy hiểm cho xã hội. Hành vi giết nhiều người (từ 2 người trở lên) đã thể hiện rất rõ tính nguy hiểm của hành vi giết người; cũng như hành vi giết ông; bà; cha; mẹ người nuôi dưỡng; thầy cô giáo của mình mang tính phản trắc; suy đồi đạo đức gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ tới an ninh xã hội mà con ảnh hưởng lớn tới đạo đức xã hội.

Giải quyết vấn đề

Cuộc sống hôn nhân muôn màu, muôn vẻ. Những mâu thuẫn, bất đồng là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, không nên giải quyết những mâu thuẫn bằng hành vi giết người. Hành vi giết chồng khuyết tật là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này không chỉ biểu hiện sự suy thoái đạo đức, mà còn là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật sư 247:

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về nội dung Hành vi giết hại chồng khuyết tật bị xử lý như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Vô ý làm chết người bị phạt bao nhiêu năm tù?

– Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Người 16 tuổi giết người đang thi hành công vụ có bị xử lý hình sự?

Căn cứ điều 12 bộ luật hình sự 2015; người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Do đó người 16 tuổi giết người đang thi hành công vụ phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình.

Gây thương tích dưới 11% có thể là dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích không?

Trong trường hợp gây thương tích dưới 11% nhưng có thêm hành vi thuộc cấu thành tăng nặng TNHS vẫn có thể là Tội cố ý gây thương tích.

Thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết; không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận