Sử dụng ma tuý đá dẫn đến hành vi giết người bị xử lý như thế nào?

27/09/2021
Sử dụng ma tuý đá dẫn đến hành vi giết người bị xử lý như thế nào?
1256
Views

Sử dụng ma tuý đá dẫn đến hành vi giết người bị xử lý như thế nào?

Chiều tối 26/9, một đoạn clip dài hơn 2 phút đăng tải trên mạng xã hội (facebook) ghi lại hình ảnh một phần đầu người nằm trong hẻm; cán bộ Công an, Bảo vệ dân phố có mặt phong tỏa hiện trường. Nhiều bình luận cho hay, nạn nhân là một người đàn ông trong hẻm, bị một đối tượng “ngáo đá” sử dụng hung khí gây án. Vậy hành vi sử dụng ma tuý đá dẫn đến hành vi giết người bị xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Người sử dụng ma tuý đá hay còn gọi là “ngáo đá” dẫn đến giết người phải chịu trách nhiệm hình sự với tội giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Giết người là gì?

Giết người là hành vi tước đoạt quyền sống của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người.

Các yếu tố cấu thành tội giết người

Chủ thể

Chủ thể của tội giết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của luật đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người.

Theo quy định của Bộ luật hình sự: người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Khách thể 

Khách thể là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người; đối tượng tác động của tội phạm là con người.

Mặt khách quan của tội phạm

Có hành vi tước đoạt mạng sống của người khác

  • Được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt sự sống.
  • Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Hành vi làm chết người được thực hiện bằng các hình thức sau:

  • Hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác.
  • Không hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm giết người. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp bằng cách lợi dụng nghề nghiệp.

Hậu quả:

Các hành vi nhằm tước đoạt tính mạng người khác thông thường gây hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chấm dứt sự sống. Tuy nhiên, chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích là chấm dứt sự sống của nạn nhân thì được coi như đã cấu thành tội phạm giết người dù hậu quả chết người có xảy ra hay không.

Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp:

  • Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xả ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
  • Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Sử dụng ma tuý đá dẫn đến hành vi giết người bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015 thì người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Do đó, phạm tội giết người do “ngáo đá” vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự với tội giết người. Khung hình phạt cụ thể như sau.

Khung 1

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với các trường hợp sau:

Giết 02 người trở lên; Giết người dưới 16 tuổi; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Thực hiện tội phạm một cách man rợ; Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

Thuê giết người hoặc giết người thuê; Có tính chất côn đồ; Có tổ chức; Tái phạm nguy hiểm; Vì động cơ đê hèn.

Khung 2

Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm đối với phạm tội không thuộc các trường hợp kể trên.

Hình phạt khác

Ngoài ra người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 đến 5 năm.

Hình phạt trường hợp chuẩn bị phạm tội

Tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Giải quyết vấn đề

Như vậy, hành vi sử dụng ma tuý đá dẫn đến hành vi giết người có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Đây là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Do đó, cá nhân; tổ chức cần chung tay đẩy lùi tội phạm này.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Sử dụng ma tuý đá dẫn đến hành vi giết người bị xử lý như thế nào? Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Phạm tội chưa đạt là gì?

Phạm tội chưa đạt là hành vi cố ý phạm tội nhưng không thực hiện được đến cùng do những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Chuẩn bị phạm tội là gì?

Chuẩn bị phạm tội là trường hợp một người đã chuẩn bị, sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tạo ra những điều kiện để thực hiện hành vi phạm tội. Nói một cách dễ hiểu hơn chuẩn bị phạm tội là giai đoạn đầu tiên của hành động phạm tội.

Tội giết con mới đẻ bị phạt tù mấy năm?

Theo điều 124 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
Người mẹ phạm tội giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến đứa trẻ bị chết có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 03 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận