Tội đe dọa giết người theo quy định pháp luật hiện hành

19/09/2021
Tội đe dọa giết người
630
Views

Đe dọa giết người được hiểu là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho người bị dọa biết được khả năng tính mạng của của họ sẽ bị xâm phạm tới. Theo pháp luật hiện hành tội đe dọa giết người được quy định như thế nào? Hãy cùng phòng tư vấn luật hình sự của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp luật

Bộ luật hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Đe dọa giết người là gì?

Hành vi đe dọa giết người hay hằm dọa tính mạng của người khác được hiểu là hành vi trái Pháp luật thể hiện ý định sẽ tước đoạt tính mạng của một người đồng thời làm cho người đó lo sợ hoặc biết rằng mình sẽ bị giết. Hành vi này có thể được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp.

+ Hành vi trực tiếp: Thế hiện qua lời nói hoặc các phương tiện khác như thư từ, tin nhắn,…

+ Hành vi gián tiếp: Người có ý định phạm tội đi tìm công cụ, phương tiện hoặc chuẩn bị công cụ, phương tiện để giết người mà cố ý cho người bị đe doa nhìn thấy hoặc cho người khác nhìn thấy và biết rằng người nhìn thấy sẽ nói lại cho người bị đe dọa giết.

Các yếu tố cấu thành tội đe dọa giết người

– Về mặt khách quan của tội phạm:

Về hành vi: Người phạm tội đã thực hiện hành vi đe dọa giết người bị hại trái pháp luật. Hành vi đe dọa này có thể thực hiện bằng lời nói, hành động, cử chỉ… không nhằm mục đích giết người bị hại mà chỉ nhằm làm người bị hại phải lo lắng, sợ hải, hình thành trong tư tưởng rằng người phạm tội sẽ thực hiện hành vi giết người bị hại như đã đe dọa.

Về mặt hậu quả: Gây nên tâm lý lo lắng, sợ hãi cho người bị hại; người bị hại thật sự tin rằng hành vi đe dọa sẽ được người phạm tội thực hiện.

– Về mặt chủ quan của tội phạm:

Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi vô ý trực tiếp.

Theo đó, người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là đe dọa người bị hại, làm cho người bị hại lo sợ có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra;

Mục đích của hành vi phạm tội: Nhằm đe dọa người bị hại để người bị hại làm hoặc không làm một việc gì đó.

– Mặt khách thể của tội phạm:

Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.

– Về mặt chủ thể của tội phạm:

Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.

Khung hình phạt của tội đe dọa giết người

Căn cứ điều 133 bộ luật hình sự 2015; quy định về tội đe dọa giết người như sau:

– Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

+ Đối với người dưới 16 tuổi;

+ Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Tố cáo đe dọa giết người ở đâu

Căn cứ điều 145 bộ luật tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC. Các bạn có thể nộp đơn tố cáo tội đe dọa giết người tại các cơ quan sau đây:

+ Cơ quan điều tra;

+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

+ Viện kiểm sát các cấp;

+ Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

Cơ quan điều tra giải quyết tố giác tội phạm, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

Hồ sơ tố cáo

Hồ sơ gồm có:

+ Đơn trình báo công an;

+ Chứng minh thư nhân dân của bị hại (bản sao công chứng);

+ Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng);

+ Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).

Xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tội đe dọa giết người được phân loại là tội phạm gì?

Căn cứ điều 9 bộ luật hình sự 2015 phân loại về tội phạm thì người thực hiện tội phạm trên là tội phạm nghiêm trọng.

Trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận, giải quyết đơn tố cáo đe dọa giết người?

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Người dưới 18 tuổi bị xử lý hình sự về tội de dọa giết người có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ khoản 1 điều 101 bộ luật hình sự 2015; quy định về mức phạt tù cho người dưới 18 tuổi. Trường hợp người dưới 18 tuổi vi phạm tội này thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

Người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi đe dọa giết người có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Căn cứ điều 12 bộ luật hình sự 2015; quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
– Người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm.
– Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm.
Như vậy, chủ thể của tội đe dọa giết người là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời