Tội rửa tiền theo quy định của pháp luật?

21/11/2021
Tội rửa tiền theo quy định của pháp luật?
395
Views

Dù không ít tội phạm đích thân rửa tiền “bẩn” của mình; nhưng 1 ngành “công nghiệp” rửa tiền đã xuất hiện. Đội ngũ của ngành này; chủ chốt là những người rửa tiền chuyên nghiệp; ngày càng được tăng cường với nhiều luật sư; người giao dịch chứng khoán; cố vấn thuế vụ, kế toán… Có lẽ biến tướng nổi bật nhất tội rửa tiền là càng ngày nó càng xâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực kinh doanh; ngành nghề tương đối có uy tín trong xã hội. Qua đó; cách thức và phương tiện rửa tiền ngày càng tinh vi, đa dạng, quy mô hơn; ít dựa vào tiền mặt, vào hệ thống ngân hàng… mà sử dụng nhiều hơn các công cụ và thị trường tài chính khác (như chứng khoán) hoặc hình thức “hàng đổi hàng”. Vậy Tội rửa tiền theo quy định của pháp luật được thể hiện như thế nào?

Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Tội rửa tiền theo quy định của pháp luật?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia

Nội dung tư vấn

Tội rửa tiền được hiểu như thế nào

Rửa tiền là việc biến đổi nguồn tiền thu nhập phi pháp thành tài sản hợp pháp; mà các cơ quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc phi pháp ấy.

Rửa tiền không phải là một hiện tượng mới. Theo nhiều sử gia; thương nhân Trung Quốc đã biết “rửa tiền” hơn ba ngàn năm trước để tránh thuế của triều đình. Tuy nhiên; hoạt động này đã bùng nổ với toàn cầu hóa; gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội; đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Những đối tượng hay thực hiện hành vi rửa tiền bao gồm:

  • Những người buôn lậu (ma túy, vũ khí, lao động bất hợp pháp…).
  • Những người tham nhũng.
  • Những người muốn tránh thuế; nói chung là những người muốn giữ kín thu nhập thật sự (dù là hợp pháp) của mình.

Chủ thể thực hiện hành vi trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội rửa tiền theo quy định tại Điều 324 Bộ luật hình sự.

Dấu hiệu pháp lý của tội rửa tiền theo quy định

Chủ thể

Người phạm tội có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo pháp luật quy định.

Khách thể

Hành vi rửa tiền được xếp trong nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng; trật tự công cộng. Tội phạm này xâm phạm trật tự quản lý nhà nước đối với tài sản do phạm tội mà có. 

Đối tượng tác động của tội phạm này là tiền; các loại tài sản do phạm tội mà có với bất kể loại tội gì mà người đó hoặc người khác đã thực hiện mang lại số tiền và tài sản bất hợp pháp.

Mặt chủ quan

Chủ thể của hành vi là người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp; mặc dù họ nhận thức được đó là tiền; tài sản do phạm tội hoặc chuyển nhượng để hợp pháp hóa tiền và tài sản đó.

Mặt khách quan

Người phạm tội sẽ bị kết án về tội phạm này nếu thực hiện các hành vi sau:

  • Họ tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và các loại giao dịch tài sản; dù biết rõ các tài sản đó là bất hợp pháp
  • Cố tình che giấu thông tin về nguồn gốc của các tài sản bất hợp pháp đó; cố ý làm thay đổi bản chất tài sản để ngăn cản việc xác minh.
  • Đối tượng tác động của tội phạm này là tiền; các loại tài sản do phạm tội mà có với bất cả loại tội gì mà người phạm tội thực hiện để mang lại số tiền bất hợp pháp đó.

Hình phạt đối với tội rửa tiền theo quy định

Khung hình phạt thứ nhất

Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; đối với các hành vi cấu thành cơ bản của tội phạm.

Khung hình phạt thứ hai

Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm; đối với các trường hợp:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung hình phạt thứ ba

Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm; đối với các trường hợp:

  • Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Chuẩn bị phạm tội: Người chuẩn bị phạm tội này; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Tội rửa tiền theo quy định pháp luật quốc tế

Một số vấn đề về tội rửa tiền được quy định tại Điều 6 hình sự hóa hành vi hợp pháp hóa tài sản do phạm tội mà có và Điều 7 các biện pháp chống rửa tiền; tại Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia Thông qua ngày 15/11/2000.

Hình sự hoá hành vi hợp pháp hoá tài sản do phạm tội mà có

Phù hợp với những nguyên tắc cơ bản trong pháp luật trong nước của mình; mỗi quốc gia thành viên sẽ ban hành pháp luật hoặc những biện pháp cần thiết khác; để coi các hành vi sau là tội phạm; khi chúng được thực hiện một cách cố ý:

  • Chuyển đổi hay chuyển giao tài sản; dù biết rằng những tài sản này do phạm tội mà có; nhằm che đậy hoặc che dấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản hoặc nhằm giúp đỡ bất cứ người nào liên quan đến việc thực hiện một hành vi vi phạm nguồn lẩn tránh những hậu quả pháp lý do hành vi của người đó gây ra;
  • Che đậy hoặc che dấu bản chất thực sự; nguồn gốc; địa điểm; việc chuyển nhượng; chuyển dịch hoặc quyền sở hữu hay những quyền đối với tài sản; dù biết rằng tài sản này do phạm tội mà có;
  • Giành được; sở hữu hoặc sử dụng tài sản; dù tại thời điểm nhận được tài sản; biết rằng đó là tài sản do phạm tội mà có;
  • Tham gia; liên kết hay thông đồng thực hiện; nỗ lực thực hiện và hỗ trợ; xúi giục; tạo điều kiện và hướng dẫn thực hiện bất kỳ một hành vi phạm tội nào theo quy định.

Các biện pháp chống rửa tiền

Thiết lập một thể chế điều chỉnh và giám sát tổng thể trong nước; đối với các ngân hàng và định chế tài chính phi ngân hàng và cả các cơ quan khác dễ liên quan đến việc rửa tiền nếu cần; nhấn mạnh đến yêu cầu về nhận dạng khách hàng; lưu trữ hồ sơ và báo cáo về những giao dịch có nghi vấn.

Đảm bảo rằng các cơ quan hành chính; lập quy; hành pháp và các cơ quan chống rửa tiền khác; có khả năng hợp tác và trao đổi thông tin ở cấp độ quốc gia và quốc tế; xem xét việc thành lập cơ quan tình báo tài chính; hoạt động như một trung tâm quốc gia để thu thập; phân tích và phổ biến thông tin về nguy cơ rửa tiền.

Các Quốc gia thành viên sẽ cân nhắc việc áp dụng những biện pháp khả thi; để phát hiện và giám sát việc chuyển tiền và các giấy tờ có thể chuyển đổi thành tiền qua biên giới; để bảo đảm việc sử dụng đúng đắn các thông tin và không cản trở việc vận chuyển vốn hợp pháp dưới mọi hình thức.

Thiết lập thể chế điều chỉnh và giám sát theo các quy định; các quốc gia thành viên nên sử dụng những sáng kiến thích hợp về chống rửa tiền của các tổ chức khu vực; liên khu vực và đa phương như là phương hướng hành động.

Các quốc gia thành viên sẽ cố gắng phát triển và thúc đẩy hợp tác toàn cầu; khu vực; tiểu khu vực và song phương giữa các cơ quan tư pháp; hành pháp và điều chỉnh tài chính để chống rửa tiền.

Video Luật sư 247 đề cập đến vấn đề Tội rửa tiền theo quy định của pháp luật?

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; tội phạm rửa tiền không chỉ được quy định tại Bộ luật hình sự Việt Nam; mà còn được quy định trong công ước quốc tế về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia. Các quốc gia cần hợp tác với nhau để chung tay đẩy lùi loại tội phạm nguy hiểm này.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tội rửa tiền theo quy định của pháp luật?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư 247 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tác hại của rửa tiền?

Rửa tiền làm phá vỡ sự ổn định; tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nước nhà; gây bất ổn thị trường tài chính – tiền tệ; làm mất đi hiệu lực của chính sách tiền tệ trong nước; dẫn đến điều hành kinh tế vĩ mô trở nên khó khăn và lệch lạc; làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế do tiền từ các hoạt động rửa tiền không được sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực phục vụ cho phát triển kinh tế, kinh doanh.

Trốn thuế có phải là rửa tiền không?

Trốn thuế và các vi phạm tài chính khác bị coi là có nguy cơ liên quan tới rửa tiền vì trong số 14 loại tội phạm là nguồn chính của tội rửa tiền, thì tham nhũng và trốn thuế được xếp vào nhóm nguy cơ cao liên quan đến rửa tiền.

Mức phạt tối đa của tòa án hình sự quốc tế là gì?

Tòa án hình sự quốc tế được hình thành với nhiều thành viên là các quốc gia. Theo đó các quy định của tòa án cần phù hợp với các công ước chung. Trong đó có công ước liên quan đến các quyền con người. Con người có quyền được sống. Chính vì vậy mức phạt tối đa của tòa án hình sự quốc tế chỉ là tù trung thân.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời