Mỗi công dân Việt Nam khi sinh ra đã mang trong mình nghĩa vụ với đất nước; đặc biệt là nghĩa vụ quân sự. Được tham gia nghĩa vụ là niềm tự hào của toàn dân. Nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ của toàn dân trong sự nghiệp xây dựng; và bảo vệ Tổ quốc ở hiện tại và tương lai; không những thế đây còn là còn là trách nhiệm bảo vệ thành quả cách mạng của những bậc cha ông đi trước; – những người đã ngã xuống vì nền hòa bình, độc lập dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân. Ấy thế mà; có những người trốn tránh; có những hành vi cản trở thực hiện nghĩa vụ quân sự vì một số lý cá nhân. Vậy hành vi cản trở thực hiện nghĩa vụ quân sự có bị truy cứu hình sự không?
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015
Nghĩa vụ quân sự là gì?
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ về quốc phòng mà công dân cần thực hiện trong quân đội dưới hình thức phục vụ tại ngũ hoặc phục vụ trong ngạch dự bị nếu đáp ứng các điều kiện tuyển chọn quân. Việc quản lý hoạt động tham gia nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam đang được thực hiện theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015 do Quốc hội ban hành.
Cản trở thực hiện nghĩa vụ quân sự là gì?
Cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi ngăn cản, gây khó khăn cho việc đăng ký nghĩa vụ quân sự; việc gọi nhập ngũ hoặc việc gọi tập trung huấn luyện.
Điều 335 Chương XXII Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015; quy định tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
“Điều 335. Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Người nào cố ý cản trở việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ; gọi tập trung huấn luyện, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc trong thời chiến, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.”
Hành vi cản trở thực hiện nghĩa vụ quân sự có bị truy cứu hình sự không?
Theo điều 335, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
1. Người nào cố ý cản trở việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ; gọi tập trung huấn luyện, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc trong thời chiến; thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Như vậy, đối với tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì mức phạt tù cao nhất lên đến 05 năm.
Các yếu tố cấu thành tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
Khách thể của tội phạm
Khách thể Tội phạm này xâm phạm chế độ nghĩa vụ quân sự do Nhà nước quy định; thông qua hành vi vi phạm những quy định của Luật nghĩa vụ quân sự, xâm phạm trực tiếp việc thực hiện nghĩa vụ của công dân, ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mặt khách quan của tội phạm
Có hành vi cản trở việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện.
Cản trở quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện; là hành vi tìm cách ngăn lại làm cho việc thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khó tiến hành hoặc tiến hành không được.
Cản trở quy định về gọi tập trung huấn luyện; là hành vi tìm cách ngăn lại làm cho việc gọi tập trung huấn luyện khó tiến hành hoặc tiến hành không được.
Hành vi cản trở thực hiện bằng mọi thủ đoạn, phương pháp; (tổ chức cho con em mình trốn khỏi địa phương, giúp người khác gây thương tích để trốn tránh nghĩa vụ quân sự,…); tuy nhiên hậu quả xảy ra không là dấu hiệu bắt buộc. Nếu hành vi gây hậu quả cụ thể có thể cấu thành các tội phạm tương ứng. Tội phạm hoàn thành khi chủ thể có hành vi cản trở nói trên.
Mặt chủ quan của tội phạm
Là lỗi cố ý. Động cơ, mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
Chủ thể của tội phạm
Là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
Về hình phạt
- Người nào cố ý cản trở việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện; thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Nếu phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc trong thời chiến; thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Trốn nghĩa vụ quân sự năm 2022 bị phạt thế nào?
Mức xử phạt hành chính đối với người trốn nghĩa vụ quân sự 2022 như sau:
Căn cứ Điều 4, 5, 6 và 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP; người không thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt hành chính:
– Phạt từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng: Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra; khám sức khỏe ghi trong giấy gọi mà không có lý do chính đáng.
– Phạt từ 1,5 triệu đồng – 2,5 triệu đồng nếu: Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
Ngoài bị phạt tiền; người có một trong các hành vi nêu trên còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
– Phạt từ 02 triệu đồng – 04 triệu đồng:
+ Gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự
+ Đưa tiền hoặc lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe.
Trốn nghĩa vụ quân sự có bị phạt tù không?
Cụ thể, theo Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015; người nào không chấp hành đăng ký nghĩa vụ quân sự, lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện; đã bị xử phạt vi phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội Trốn tránh nghĩa vụ quân sự; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc
– Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Đặc biệt, nếu có thêm các tình tiết tăng nặng như: Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; Phạm tội trong thời chiến hay lôi kéo người khác phạm tội thì mức phạt tù từ 01 – 05 năm.
Khó khăn do Covid-19, có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?
Xin chào Luật sư: Đợt dịch vừa qua đã lấy đi bố tôi và em gái tôi; hiện tại tôi còn một mẹ già và muột đứa cháu. Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp; nên kink tế nhà tôi bị khủng hoảng; hiện tại tôi là nguồn thu nhập chính và là trụ cột trong gia đình nhưng đang độ tuổi nhập ngũ. Luật sư cho tôi hỏi: Tình hình hiện tại của tôi như vậy thì có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không?
Các trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự
khoản 1, điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015; và được bổ sung bởi điểm c khoản 1 điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019; có quy định những trường hợp và những đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự như sau:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân; không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
đ) Người thuộc diện di dân; giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn; theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
…..
Khó khăn do Covid-19 có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?
Như vậy, bạn cần đến UBND cấp xã để xác nhận các vấn đề sau: Bạn là lao động duy nhất của gia đình. Kinh tế gia đình bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng; nặng nề trong thời gian diễn ra dịch bệnh vừa qua để được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định.
Mời bạn xm thêm bài viết:
- Khám nghĩa vụ quân sự cho nữ thực hiện như thế nào?
- Đang đi nghĩa vụ quân sự có được thi đại học không?
- Tự ý bỏ trốn về nhà khi đang tham gia nghĩa vụ quân sự thì phạm tội gì?
- Bị cận có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về hành vi “cản trở thực hiện nghĩa vụ quân sự có bị truy cứu hình sự không”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vu lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Mổ ruột thừa không là trường hợp đương nhiên được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự; nếu như việc mổ ruột thừa này không đủ căn cứ để kết luận đối tượng chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
Do đó, để có thể tạm hoãn nghĩa vụ quân sự cần có bằng chứng chứng minh về sức khỏe trong trường hợp mổ ruột thừa; nếu không có thể bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng; đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
Căn cứ Bảng tiêu chuẩn đo thị lực các bệnh da liễu tại Bảng số 11, Phụ lục 1 ban hành ban kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP về quy định việc khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự; thì Trường hợp bị viêm da cơ địa thì lúc này sức khỏe ở Loại 6. Tuy nhiên, Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 không quy định sức khỏe loại 6 được miễn. Trường hợp có thể được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự do chưa đủ sức khỏe để tham gia phục vụ trong quân ngũ, mỗi năm phải đi khám một lần, sẽ do Hội đồng Khám sức khỏe NVQS quyết định.