Tự ý bỏ trốn về nhà khi đang tham gia nghĩa vụ quân sự thì phạm tội gì?

19/11/2021
600
Views

Xin chào Luật sư, em trai tôi đã đến tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự. Em rất sợ tham gia nghĩa vụ quân sự vì phải xa nhà, xa bố mẹ. Gia đình chúng tôi có động viên em mãi. Cuối cùng em đã đạt sức khỏe và tham gia nghĩa vụ quân sự. Sau khi em tham gia nghĩa vụ quân sự được khoảng 2 tháng thì tôi có thấy em về nhà. Tôi đã hỏi em vì sao lại được về nhà giờ này, em nói đơn vị em cho nghỉ về thăm nhà. Nhưng cả tuần nay em vẫn chưa lên đơn vị. Tôi thấy nghi ngờ nên đã vặn hỏi em cho bằng được. Em nói do cuộc sống khi đi lính khác với ở nhà nên em không quen. Em quyết định trốn về nhà không đi nữa. Tôi muốn hỏi Luật sư việc em tôi tự ý bỏ trốn về nhà khi đang tham gia nghĩa vụ quân sự thì phạm tội gì không?

Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

 Nghị định 120/2013/NĐ-CP 

Nội dung tư vấn

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của mỗi công dân nam khi đến tuổi xuất ngũ. Đây là nghĩa vụ bắt buộc; Tuy nhiên, có nhiều công dân trốn tham gia nghĩa vụ quân sự như chạy khám trượt sức khỏe, cố ý chạy chữa để không phải tham gia. Có những trường hợp, công dân đang tham gia nghĩa vụ quân sự thì bỏ trốn về nhà. Vậy hành vi bỏ trốn về nhà khi đang tham gia nghĩa vụ quân sự thì phạm tội gì? Hãy cùng Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ngay sau đây:

Thế nào là tội đào ngũ?

Tội đào ngũ là hành vi tự ý rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời chiến, làm suy yếu kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam.

Tội đào ngũ được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 402. Tội đào ngũ

1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Trong chiến đấu;

b) Trong khu vực có chiến sự;

c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

d) Trong tình trạng khẩn cấp;

đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.

Các yếu tố cấu thành tội phạm?

Mặt khách quan của tội phạm:

+ Về hành vi

Có hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội. Được hiểu là hành vi của quân nhân đang trong thời gian thời hạn thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhiệm vụ được giao đã tự ý bỏ đi khỏi đơn vị (hành vi hành động) hoặc không đến đơn vị (hành vi không hành động) để thực hiện nhiệm vụ được giao nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ.

+ Dấu hiệu khác

Hành vi nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến (xem giải thích tương tự tội chống mệnh lệnh). Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Khách thể của tội phạm:

Hành vi phạm tội xâm phạm đến chế độ kỷ luật của Quân dội nhân dân Việt Nam.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội đào ngũ là bất kỳ quân nhân nào.

Hình phạt đối với tội đào ngũ?

Xử phạt hành chính:

Điều 8 Nghị định 120/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện;

b) Chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ quân trang được cấp và buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này”.

Xử lý hình sự:

Điều 402 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Trong chiến đấu;

b) Trong khu vực có chiến sự;

c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

d) Trong tình trạng khẩn cấp;

đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.

Tiêu chuẩn tuyển chọn và gọi công nhân nhập ngũ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3, điều 4 Thông tư 1408/2018/TT-BQP  quy định như sau:

“a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS”.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Tự ý bỏ trốn về nhà khi đang tham gia nghĩa vụ quân sự thì phạm tội gì?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bỏ trốn nghĩa vụ quân sự có bị tước quốc tịch không?

Nếu bạn không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức từ 1.500.000 đồng – 2.500.000 đồng ngoài ra còn bị buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
Ngoài ra, trường hợp nếu bạn đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này rồi mà còn tái phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Không thực hiện lệnh gọi nhập ngũ thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Không thực hiện lệnh gọi nhập ngũ thì bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này. (Điều 7, Nghị định 120/2013/NĐ-CP)

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời