Khám nghĩa vụ quân sự cho nữ thực hiện như thế nào?

22/11/2021
Khám nghĩa vụ quân sự cho nữ thực hiện như thế nào? Nữ có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Các đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?
506
Views

Với công dân nữ, không bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, nếu có nguyện vọng và đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì nữ vẫn có thể thực hiện nghĩa vụ này. Trước khi gia nhập Quân đội, giống như công dân nam, nữ cũng trải qua quy trình khám nghĩa vụ quân sự. Vậy khám nghĩa vụ quân sự cho nữ thực hiện như thế nào? Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015

Nữ có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Theo khoản 2 Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015:

Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.

Trong đó, công dân nữ được đăng ký nghĩa vụ quân sự là đủ 18 tuổi trở lên và độ tuổi gọi nhập ngũ là đủ 18 tuổi trở lên đến hết 25 tuổi. Nếu được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ là hết 27 tuổi.

Ngoài ra, khi có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của quân đội, công dân nữ trong độ tuổi có thể được phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Nghĩa vụ quân sự. Trong trường hợp này, công dân nữ phải đủ 18 tuổi trở lên để đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Các ngành, nghề chuyên môn của công dân nữ phù hợp yêu cầu quân đội được nêu tại Điều 3 Nghị định số 14/2016/NĐ-CP gồm:

– Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ: Văn thư, lưu trữ; tài chính; kế toán; Luật dân sự và tố tụng dân sự, luật kinh tế, luật quốc tế…

– Trình độ cao đẳng, đại học: Giáo viên toán, tin, vật lý, hóa…; ngành ngôn ngữ anh, pháp…; tài chính, kế toán, luật kinh tế, luật quốc tế, kỹ thuật điện…

Như vậy; theo phân tích nêu trên, công dân nữ không bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ quân sự mà nếu tình nguyện, quân đội có nhu cầu hoặc có chuyên môn, nghiệp vụ thì có thể tham gia nghĩa vụ quân sự trong thời bình hoặc phục vụ trong ngạch dự bị.

Khám nghĩa vụ quân sự cho nữ thực hiện như thế nào?

Cũng như công dân nam, khi công dân nữ tham gia nghĩa vụ quân sự cũng thực hiện khám sức khỏe theo hai vòng: Vòng sơ tuyển tại Trạm y tế xã và vòng khám sức khỏe chi tiết tại Trung tâm y tế huyện.

Vòng 1: Tại vòng này, công dân sẽ khám về thể lực gồ chiều cao, cân nặng; di tật, dị dạng, các bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự. Đồng thời, Trạm y tế xã khai thác tiền sử bệnh tật của bản thân công dân nữ và gia đình. Nếu đủ tiêu chuẩn, công dân nữ sẽ được khám vòng 2.

Vòng 2: Công dân nữ được khám chi tiết về thể lực, mạch, huyết áp, thị lực, thính lực, tai, mũi, họng, răng, hàm, mặt… cụ thể như sau:

– Khám thể lực: Nữ được phép mặc quần dài, áo mỏng, bỏ mũ, nón, không đi giày, dép.

– Đo nhịp tim, huyết áp; khám thị lực, đo mắt; tai, mũi, họng (đo sức nghe khi nói thầm, nói bình thường); răng (kiểm tra răng sâu, mất răng và các bệnh răng miệng), hàm, mặt, nội khoa (kiểm tra huyết áp, mạch, phế quản, tim), tâm thần, thần kinh (kiểm tra tình trạng mồ hôi tay, chân, teo cơ, nhược cơ, tật máy cơ…)…

– Khám phụ khoa: Việc khám thực hiện tại nơi kín đáo, nghiêm túc, cán bộ chuyên môn thực hiện là nữ. Nếu không có cán bộ y tế là nữ thì phải là bác sĩ ngoại khoa và có nhân viên nữ tham dự khi khám sản, phụ khoa.

– Xét nghiệm: Công dân nữ được xét nghiệm máu, nước tiểu. Khi đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ, công dân nữ sẽ được xét nghiệm HIV.

Chưa được xóa án tích, có được đăng ký nghĩa vụ quân sự?

Án tích là gì?

Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội và là một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự. Án tích tồn tại trong suốt quá trình người phạm tội bị kết án về một tội phạm cho đến khi được xóa án. Sau khi chấp hành xong bản án; trải qua một thời hạn nhất định chứng tỏ người phạm tội đã phục thiện, Nhà nước sẽ xóa án tích cho người bị kết án.

Xóa án tích là gì?

Xóa án tích là việc công nhận một người là chưa bị kết án sau khi họ đã chấp hành xong bản án; đã trải qua một thời gian nhất định và hội đủ các điều kiện luật định.

Các trường hợp xóa án tích

Bộ luật hình sự 2015 quy định về việc xóa án tích bao gồm:

  • Trường hợp không bị coi là có án tích;
  • Đương nhiên xóa án tích;
  • Xóa án tích theo quyết định của Tòa án;
  • Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt;
  • Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội;
  • Xóa án tích đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

Chưa được xóa án tích, có được đăng ký nghĩa vụ quân sự không?

Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:

1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:

a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;

b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng; cơ sở giáo dục bắt buộc; cơ sở cai nghiện bắt buộc;

c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Như vậy, trường hợp chưa được xóa án tích thì không được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Các đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự

Theo khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019; những công dân sau đây sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ:

  • Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
  • Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động; chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người ; tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được UBND cấp xã xác nhận;
  • Một con của bệnh binh; người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
  • Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
  • Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn; theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do ubnd cấp tỉnh trở lên quyết định;
  • Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
  • Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học; trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo;
  • Dân quân thường trực.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Khám nghĩa vụ quân sự cho nữ thực hiện như thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp:

Các đối tượng được miễn NVQS năm 2021 là ai?

Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Thủ tục xin miễn nghĩa vụ quân sự

Công dân thực hiện làm các thủ tục sau:
Bản chính đơn xin miễn NVQS theo Mẫn đơn xin miễn nghĩa vụ quân sự.
Giấy tờ xác nhận thuộc đối tượng được miễn NVQS được cấp chính quyền địa phương công nhận.
Sau đó nộp tại UBND cấp xã để giải quyết. Trường hợp Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương không giải quyết thì dì bạn có quyền tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến Hội đồng nghĩa vụ quân sự quận/huyện để xem xét giải quyết.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Nghĩa vụ quân sự

Trả lời