Chế độ nghỉ tranh thủ của quân nhân như thế nào?

04/01/2024
Quy định về chế độ nghỉ tranh thủ của quân nhân
248
Views

Quân nhân cũng như người lao động sẽ có thời gian phục vụ tại ngũ và thời gian nghỉ phép để về thăm nhà, người thân, giải quyết việc riêng,… Pháp luật hiện hành có quy định cụ thể về thời gian được nghỉ phép của quân nhân cũng như các chế độ khác đối với quân nhân chuyên nghiệp phục vụ tại ngũ và quân nhân chuyên nghiệp dự bị. Vậy quy định về chế độ nghỉ tranh thủ của quân nhân như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015;
  • Thông tư 113/2016/TT-BQP;
  • Thông tư 109/2021/TT-BQP.

Quân nhân chuyên nghiệp là ai?

Quân nhân chuyên nghiệp là ai là vấn đề mà nhiều người chưa biết đến. Do đó, để biết được quân nhân chuyên nghiệp là ai, vì sao gọi là quân nhân chuyên nghiệp và các khái niệm khác có liên quan thì chúng ta phải tham khảo, tìm kiếm các quy định pháp luật liên quan dưới đây.

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015 có quy định quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.

Quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân hiện nay bao gồm:

  • Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân
  • Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015.

Quy định về chế độ nghỉ tranh thủ của quân nhân

Theo quy định pháp luật hiện hành, quân nhân chuyên nghiệp sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương trong một số trường hợp nhất định. Ngoài những trường hợp này, quân nhân chuyên nghiệp nghỉ sẽ không được hưởng nguyên lương. Dưới đây là quy định pháp luật cụ thể về vấn đề này.

Căn cứ Điều 3 Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định các chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thực hiện như sau:

Nghỉ hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) theo quy định của Bộ luật lao động 2019 và quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bao gồm:

  • Nghỉ hằng tuần;
  • Nghỉ phép hằng năm;
  • Nghỉ phép đặc biệt;
  • Nghỉ ngày lễ, tết;
  • Nghỉ an dưỡng, điều dưỡng;
  • Nghỉ chuẩn bị hưu;

Ngoài ra, còn được nghỉ chế độ ốm đau, chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Do đó, quân nhân chuyên nghiệp vẫn được hưởng các chế độ nghỉ tương tự như NLĐ.

Quy định về chế độ nghỉ tranh thủ của quân nhân
Quy định về chế độ nghỉ tranh thủ của quân nhân

Nghỉ phép hàng năm đối với quân nhân chuyên nghiệp

Chế độ cho quân nhân chuyên nghiệp cũng có những ngày nghỉ phép năm. Khi quân nhân chuyên nghiệp sử dụng ngày nghỉ phép năm thì sẽ được hưởng nguyên lương khi nghỉ. Quân nhân chuyên nghiệp có số năm công tác càng nhiều thì ngày nghỉ phép năm càng tăng. Dưới đây là quy định pháp luật về ngày nghỉ phép hàng năm đối với quân nhân chuyên nghiệp.

Căn cứ Điều 5 Thông tư 113/2016/TT-BQP (sửa đổi bởi Thông tư 109/2021/TT-BQP) chế độ nghỉ phép hằng năm quy định ngày nghỉ hằng năm của quân nhân chuyên nghiệp như sau:

Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hằng năm như sau:

  • Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;
  • Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày;
  • Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.

Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình (nơi cư trú của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm:

  • 10 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên;

Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên;

Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1.

  • 05 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km;

Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực 0,5 trở lên;

Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.

  • Trong trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, đơn vị không thể bố trí cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ phép năm hoặc nghỉ chưa hết số ngày phép năm theo quy định thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho nghỉ bù phép của năm trước. 

Trường hợp cá biệt, chỉ huy đơn vị vẫn không thể bố trí cho đi nghỉ phép được thì quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xem xét, thanh toán tiền lương đối với số ngày chưa nghỉ phép năm.

Thời gian đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép đối với các trường hợp:

  • Nghỉ phép năm;
  • Nghỉ phép năm thuộc các trường hợp được nghỉ thêm;
  • Nghỉ phép đặc biệt.

Chỉ huy từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ nhiệm vụ của đơn vị, lập kế hoạch nghỉ phép, tỷ lệ nghỉ thường xuyên không quá 15% quân số của đơn vị. 

Đối với các đơn vị không thuộc khối sẵn sàng chiến đấu tùy theo tính chất và yêu cầu nhiệm vụ thực hiện cho phù hợp. Các học viện, nhà trường bố trí cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ phép tập trung vào dịp nghỉ hè.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Quy định về chế độ nghỉ tranh thủ của quân nhân. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý đổi tên đệm trong giấy khai sinh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Các chế độ đối với quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong quân đội mà từ trần được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 42 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
“Điều 42. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong thời gian phục vụ quân đội bị thương, hy sinh, từ trần
1. Khi thực hiện nhiệm vụ nếu bị thương thì quân nhân chuyên nghiệp được hưởng chính sách thương binh; công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng chính sách như thương binh.
2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hy sinh thì thân nhân được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp một lần.
3. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng từ trần thì thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp một lần.
4. Chính phủ quy định chế độ trợ cấp một lần tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”
Theo đó trường hợp quân nhân chuyên nghiệp từ trần thì thân nhân sẽ được nhận chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội và được nhận hưởng trợ cấp một lần.

Trợ cấp một lần cho thân nhân của quân nhân chuyên nghiệp từ trần như thế nào?

Về trợ cấp một lần trong trường hợp này được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 151/2016/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội hy sinh, từ trần
Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội hy sinh, từ trần theo khoản 2, 3 Điều 42 của Luật, được thực hiện như sau:

2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội từ trần thì thân nhân của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi từ trần.
…”
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 162/2017/TT-BQP hướng dẫn hế độ trợ cấp một lần đối với thời gian công tác trước khi hy sinh, từ trần được tính như sau:
Trợ cấp một lần = Tổng thời gian công tác x 01 tháng tiền lương liền kề trước khi hy sinh, từ trần

Quân nhân chuyên nghiệp từ trần trước đó có trực tiếp tham gia chiến đấu trong thời kỳ chiến tranh thì có được nhận trợ cấp tăng thêm không?

Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 162/2017/TT-BQP quy định nội dung này như sau:
“Điều 7. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội hy sinh, từ trần

2. Trường hợp quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trước khi hy sinh, từ trần có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù thì thân nhân hướng dẫn tại khoản 1 Điều này được hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với thời gian tăng thêm do quy đổi theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 151/2016/NĐ-CP và Điều 8, Điều 9 Thông tư này.”
Theo đó đối với quân nhân chuyên nghiệp trước khi từ trần có thời gian trực tiếp tham gia chiến đấu thì được hưởng trợ cấp một lần đối với thời gian tăng thêm do quy đổi theo quy định tại Điều 7 Nghị định 151/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“Điều 7. Chế độ trợ cấp một lần đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù khi thôi phục vụ trong Quân đội hoặc trong thời gian phục vụ Quân đội hy sinh, từ trần
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù thì được quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, phục viên, thôi việc, chuyển ngành, nghỉ theo chế độ bệnh binh hoặc trong thời gian phục vụ trong Quân đội hy sinh, từ trần theo khoản 5 Điều 40, khoản 4 Điều 41 của Luật, được quy định như sau:
a) Có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu thì thời gian đó được quy đổi theo hệ số 01 năm bằng 01 năm 06 tháng;
b) Có thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp đặc biệt mức 100% hoặc làm nghề, công việc đặc thù quân sự được xếp loại lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đổi theo hệ số 01 năm bằng 01 năm 04 tháng;
c) Có thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp khu vực từ hệ số 0,7 trở lên hoặc làm nghề, công việc đặc thù quân sự được xếp loại lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đổi theo hệ số 01 năm bằng 01 năm 02 tháng.
Trường hợp trong cùng một thời gian công tác, nếu có đủ 02 hoặc 03 điều kiện nêu trên thì chỉ được hưởng theo mức quy đổi cao nhất; thời gian công tác được quy đổi nếu đứt quãng thì được cộng dồn để tính hưởng trợ cấp.
2. Thời gian tăng thêm do quy đổi quy định tại khoản 1 Điều này được tính hưởng chế độ trợ cấp một lần với mức cứ một năm tăng thêm do quy đổi được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi thôi phục vụ trong Quân đội hoặc hy sinh, từ trần.”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Nghĩa vụ quân sự

Comments are closed.