F0 đi ra đường bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

03/09/2021
F0 đi ra đường bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
727
Views

Tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp đòi hỏi ý thức người dân cần phải chấp hành nghiêm túc các quy định phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn rất nhiều trường hợp vi phạm các quy định phòng chống dịch này. Xung quanh nội dung này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc có liên quan đang được rất nhiều sự quan tâm của các bạn độc giả. Đây là vụ việc về 1 trường hợp F0 đi ra đường.

Tóm tắt vụ việc

Mới đây, công an TP HCM vừa phát hiện 30 F0 đi ra đường thông qua kiểm soát mã QR và đối chiếu dữ liệu F0 trên cơ sở dữ liệu dân cư. Trong đó, 10 người có giấy đi đường; số còn lại thuộc nhóm miễn giấy đi đường như xe chở rác, đi xét nghiệm, đến khu cách ly tập trung. Hai trong số F0 này đã khỏi bệnh; 8 người đang cách ly tập trung; một người chưa xác minh được, số còn lại thuộc diện đang cách ly tại nhà.

Cơ quan chức năng đặc biệt yêu cầu F0 trong thời gian điều trị tại nhà tuyệt đối không được ra khỏi nhà, tuân thủ nghiêm túc các quy định, biện pháp phòng chống dịch và hướng dẫn của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tại địa phương, tránh tình trạng làm lây lan dịch bệnh.

Vậy trường hợp F0 đi ra đường như trên thì sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Nghị định số 117/2020/NĐ-CP
Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007

Bệnh nhân F0 là gì?

F0 là bệnh nhân dương tính hoặc được xử lý như dương tính với virus Corona. Nếu bạn đi từ vùng dịch về; hoặc có những triệu chứng như: Ho, sốt, khó thở và có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh; nghi ngờ mắc bệnh trong vòng 14 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng bệnh. Đừng quên báo ngay tình trạng của mình cho những người đã từng tiếp xúc với bạn (F1). 

Hành vi F0 đi ra đường vi phạm các quy định phòng chống dịch sẽ bị xử lý thế nào?

Xử phạt hành chính

Điều 14. Vi phạm quy định khác về y tế dự phòng quy định các khung xử phạt sau:

Khung 1

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người mắc bệnh truyền nhiễm trực tiếp làm những việc có nguy cơ gây lây lan bệnh truyền nhiễm cho người khác hoặc ra cộng đồng; trừ trường hợp tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói; chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống

Khung 2

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trừ các trường hợp quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Nghị định này.

Khung 3

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá mua, giá bán bất hợp lý đối với thuốc, trang thiết bị y tế, nguyên liệu làm thuốc; nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh.

Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược; đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược; đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 50.000.000 đồng hoặc trường hợp tái phạm.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hoàn trả cho người mua hoặc người bán toàn bộ số tiền chênh lệch đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho khách hàng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cơ quan chức năng có thể căn cứ Điều 14, Nghị định số 117/2020 của Chính phủ (về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế). Theo đó, hành vi vi phạm quy định về cách ly y tế; không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì có thể bị phạt 5-10 triệu đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Quá trình điều tra; nếu có căn cứ xác định các F0 này đi ra đường khiến lây lan dịch bệnh cho người khác thì có thể xử lý hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người theo Điều 240 (mức phạt tiền 50-200 triệu đồng, hoặc phạt tù 1-12 năm).

Cụ thể điều 240, BLHS 2015 quy định các khung hình phạt như sau:

Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người

Khung 1

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây; làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người; thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đưa ra; hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật; hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh; hoặc mang mầm bệnh nguy hiếm có khả năng lây truyền cho người;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh; hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Làm chết người.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

b) Làm chết 02 người trở lên.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cá nhân, đơn vị đang quản lý, giám sát F0 cách ly mà để F0 đi ra ngoài đường thì bị xử lý thế nào?

Trách nhiệm của cá nhân, đơn vị quản lý F0 là gì?

Điều 7, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định “cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao có trách nhiệm… xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm; phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau khi có dịch xảy ra và tuân thủ, chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo chống dịch”.

Để F0 đi ra ngoài đường thì xử lý với cá nhân đơn vị quản lý F0 thế nào?

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý; giám sát F0 cách ly y tế tại nhà nhưng lơ là, chủ quan, thiếu trách nhiệm; hoặc cố tình vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả… có thể bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật thông qua các hình thức như bị kiểm điểm, cảnh cáo, khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc…

Nếu người có chức vụ quyền hạn là cán bộ, công chức… được giao nhiệm vụ quản lý, giám sát F0 cách ly tại nhà nhưng thiếu trách nhiệm lơ là, chủ quan; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao; làm lây lan dịch bệnh có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 360 Bộ luật Hình sự.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Buôn bán que test Covid không rõ nguồn gốc sẽ bị xử lý như thế nào?
Trợ cấp cho lao động tạm hoãn hợp đồng do Covid-19
Lợi dụng thu tiền việc tiêm vaccine Covid 19 để trục lợi bị xử lý ra sao?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “F0 đi ra đường bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Mua giấy khám sức khỏe bị phạt như thế nào?

Đối với người sử dụng tài liệu giả (giấy khám sức khỏe) để thực hiện hành vi trái pháp luật; có thể bị phạt từ 30.000.000 đến 60.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ; hoặc phạt tù tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 07 năm tù giam.

Thời hạn tiếp nhận hồ sơ xin nhận trợ cấp cho lao động tạm hoãn hợp đồng do Covid-19 chậm nhất là?

Thời hạn chậm nhất tiếp nhận hồ sơ xin nhận trợ cấp cho lao động tạm hoãn hợp đồng do Covid-19 là đến hết ngày 31/1/2022.

Hành vi bị cấm trong phòng chống dịch?

Theo điều 8 luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007, các hành vi bị nghiêm cấm là:
Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm; và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận