Dừng sản xuất nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

18/01/2022
Dừng sản xuất nhựa sử dụng một lần từ năm 2031
624
Views

Tổ chức, hiệp hội bảo vệ môi trường nhiều lần cảnh báo về tác hại của nhựa dùng một lần. Với giá thành rẻ, chi phí sản xuất thấp, nhựa một lần được sử dụng tràn lan, lãng phí. Việc này gây ra rất nhiều hệ lụy đến môi trường và sức khỏe con người. Nhà nước ta hiện đang đưa ra lộ trình giảm thiểu việc sử dụng loại sản phẩm này. Cụ thể tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định Dừng sản xuất nhựa sử dụng một lần từ năm 2031″. Để biết được lộ trình cụ thể chi tiết, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Dừng sản xuất nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường và các vấn đề liên quan. Quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, thẩm quyền xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,… Một trong các điểm đáng chú ý chính là các quy định về việc sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm nhựa dùng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy và hàng hóa chứa vi nhựa.

Theo Nghị định , lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm trên được quy định như sau:

Lộ trình từ 01/01/2026 đến 31/12/2030

– Từ ngày 01/01/2026, không sản xuất và nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50 cm x 50 cm và độ dày một lớp màng nhỏ hơn 50 μm, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu hoặc sản xuất, nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học phải thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý theo quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

– Giảm dần việc sản xuất và nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.

Lộ trình từ 1/1/2031 trở đi

Sau ngày 31/12/2030, dừng sản xuất, nhập khẩu:

+Sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam),

+ Bao bì nhựa khó phân hủy sinh học. Gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm;

+ Sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa

Trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu và trường hợp sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và tổ chức triển khai hoạt động quản lý chất thải nhựa;

Theo đó bảo đảm sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch, trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học;

Tổ chức thanh tra, kiểm tra các đơn vị sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học trên địa bàn.

Tác hại của việc sử dụng nhựa dùng một lần

Sử dụng dựa dùng một lần gây ra rất nhiều tác hại nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe.

Gây hại tới sức khỏe con người khi sử dụng

Túi ni lông, ống hút, cốc nhựa dùng một lần, hộp xốp, nước đóng chai nhựa… chủ yếu được tái chế từ những sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, một số hóa chất có trong các sản phẩm nhựa này như: chất hoá dẻo, phẩm màu, chì, cadimi… sẽ thôi nhiễm vào thức ăn, sau đó được hấp thụ vào cơ thể người qua quá trình sử dụng. Các hóa chất này tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển não bộ ở trẻ, làm thay đổi mô, biến đổi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, thay đổi nội tiết tố và nhiều hệ luỵ khác cho sức khoẻ con người.

Bisphenol-A (BPA) là một hoá chất nhân tạo được dùng trong sản xuất các sản phẩm làm bằng chất dẻo polycarbonate như hộp đựng thức ăn, bình sữa trẻ em, đồ chơi… Theo Chương trình quốc gia nghiên cứu về độc học và Cơ quan Quốc tế nghiên cứu về ung thư cho thấy, BPA là loại chất có khả năng gây ung thư cực cao. Ngoài ra BPA còn có tác động làm não chậm phát triển, gây rối loạn nội tiết, vô sinh..

Đốt rác thải nhựa, ni lông gây nguy hiểm tới sức khoẻ cộng đồng

Do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng khiến lượng rác thải nhựa ra môi trường ngày càng lớn. Trong khi đó việc quản lý, thu gom, xử lý rác chưa kịp thời. Hiện tượng đốt rác thải nhựa, túi ni lông còn rất phổ biến. Khi được đốt ở ngoài môi trường sẽ tạo ra nhiều loại khí độc, trong đó có dioxin và furan. Đây là những chất cực độc có khả năng gây khó thở, ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá… Đặc biệt là có nguy cơ gây ung thư khi phơi nhiễm thường xuyên.

Ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái

Túi ni lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần, chỉ sử dụng thời gian rất ngắn rồi vứt bỏ. Nhưng các sản phẩm này có đặc tính lâu phân huỷ thì tác hại của nó lại vô cùng lớn. Theo các nhà nghiên cứu thì phải mất từ 500 – 1000 năm túi ni lông mới bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Trong khi đó, lượng rác thải nhựa thải ra môi trường rất lớn, nhưng không được thu gom, xử lý. Hậu quả là rác thải nhựa, túi ni lông có mặt ở khắp nơi gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Nó còn là điều kiện để cho các loại dịch bệnh sinh sôi và phát triển.

Chính vì vậy việc giảm thiểu sử dụng nhựa dùng một lần là điều vô cùng cần thiết hiện nay. Rất nhiều nước trên thế giới đã ban hành đạo luật cấm sử dụng nhựa dùng một lần. Nên Chính phủ Việt Nam đưa ra lộ trình như trên để dần thích nghi với các chủ trương của toàn thế giới.

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường

Với kế hoạch Nhà nước đưa ra, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng phải tuân thủ. Nếu không sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

Theo Điều 8 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo về môi trường thì với hành vi vi phạm quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt bằng các hình thức như sau:

+ Phạt cảnh cáo

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 50.000.000 triệu đồng tùy từng hành vi và thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Hình phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm của cơ sở từ 01 đến 09 tháng;

Ngoài ra người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường
  • Buộc tháo dỡ công trình bảo vệ môi trường được xây lắp trái quy định gây ô nhiễm môi trường
  • Buộc xây lắp công trình bảo vệ môi trường đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn ấn định
  • Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm và báo cáo kết quả

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Dừng sản xuất nhựa sử dụng một lần từ năm 2031”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn luật vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước phát sính khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài hành chính do các chủ thể có thẩm quyển thực hiện theo quy định của pháp luật.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?

Theo Điều 2 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì
“Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.