Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị phạt như thế nào?

22/10/2021
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị phạt như thế nào?
783
Views

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị phạt như thế nào?

Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên thế giới cũng như ở Việt Nam ta. Có nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, trong đó chủ yếu là do ý thức con người. Vậy người vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ bị phạt như thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 làm rõ vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 155/2016/NĐ-CP

Vi phạm hành chính là gì?

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Dấu hiệu của vi phạm là hành vi, tính trái luật, tính có lỗi, chủ thể thực hiện hành vi.

Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?

Mặt khách quan của vi phạm hành chính

Đây là hệ thống dấu hiệu được pháp luật dự liệu trước, biểu hiện ra bên ngoài. Có 08 nhóm hành vi vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt.

Cụ thể như: Hành vi vi phạm quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường; hành vi gây ô nhiễm môi trường; hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải; hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản…

Mặt chủ quan của vi phạm hành chính

Đây là hệ thống dấu hiệu bên trong của vi phạm hành chính, thể hiện ở tâm lý con người. Mặt chủ quan của vi phạm hành chính thể hiện ở yếu tố lỗi của người vi phạm. Lỗi là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của vi phạm hành chính. Có 2 hình thức lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý.

Chủ thể vi phạm hành chính

Chủ thể có thể là cá nhân, tổ chức. Cá nhân, tổ chức phải có năng lực chủ thể trách nhiệm hành chính.

Đối với cá nhân:

Công dân Việt Nam và người nước ngoài (trừ người hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự).

Đối với tổ chức:

Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế; cơ quan, tổ chức nước ngoài nếu vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang quốc tịch cờ Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Khách thể của vi phạm hành chính

Khách thể là quan hệ xã hội bị vi phạm hành chính xâm hại. Khách thể trong lĩnh vực này là quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; trật tự an toàn công cộng, trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị phạt như thế nào?

Đối tượng bị xử phạt khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:

Điều 2 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:

+ Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc Nghị định có liên quan.

+ Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể vi phạm bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị phạt bằng hình thức nào?

Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đối là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân. Đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng.

Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với một số loại giấy phép. Cụ thể như: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp; Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm;…..

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Một số biện pháp khắc phục:

Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường; Buộc tháo dỡ hoặc di dời; Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả; Buộc tiêu hủy hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu; Buộc xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường theo quy định;…

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị phạt như thế nào về mức tiền?

Đối với từng hành vi vi phạm, nghị định 155/2016 quy định rõ mức phạt tại Chương II. Chẳng hạn, bị phạt tiền từ 140.000.000 đồng – 160.000.000 đồng khi không có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn, hoặc toàn bộ dự án); Hành vi xả nước thải, thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 2 lần bị phạt từ 3.000.000 đồng – 750.000.000 đồng tùy vào lượng nước thải,…

Mời bạn xem thêm bài viết:

Xả thải trái phép bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?

Vứt rác bừa bãi bị xử lý như thế nào?

Lỗi vi phạm quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, ô nhiễm môi trường đối với xe ô tô

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị phạt như thế nào?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Xả thải trái phép bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?

Cá nhân, tổ chức xả thải trái phép chưa đến truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý hành chính theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
Cá nhân, tổ chức xả thải trái phép thỏa mãn các yếu tố của Tội gây ô nhiễm môi trường sẽ bị phạt tiền theo Điều 235 BLHS 2015.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?

Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước phát sính khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài hành chính do các chủ thể có thẩm quyển thực hiện theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời