Pháp luật Lao động hiện hành của nước ta đang ưu tiên áp dụng và khuyến khích các bên tiến hành thỏa thuận với nhau về nhiều vấn đề như: Tiền lương, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi trong một số trường hợp đặc biệt… những thỏa thuận này sẽ được dựa trên khuôn khổ của các quy định về những nội dung cụ thể này. Sau đây mời các bạn hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề nghỉ việc tạm thời và ” Đơn xin nghỉ việc tạm thời viết tay” qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Quy định về nghỉ việc không lương
Trên thực tế thì ta có thể hiểu hành vi nghỉ việc tạm thời chính là việc nghỉ việc không lương, ngoài những thời gian cụ thể mà người lao động được phép nghỉ việc không lương ra thì pháp luật cũng quy định người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận với nhau về khoảng thời gian nghỉ việc tạm thời và không lương này.
Tại khoản 2, 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ không lương với người lao động như sau:
Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo quy định trên, người lao động được nghỉ không lương 01 ngày khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Việc nghỉ 01 ngày không lương này phải được thông báo tới người sử dụng lao động.
Ngoài ra, người lao động còn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Đối với trường hợp này, số ngày nghỉ không lương tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên.
Tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Như vậy trường hợp nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó người lao động không đóng BHXH tháng đó.
Đơn xin nghỉ việc tạm thời viết tay
Đơn xin nghỉ việc tạm thời chính là một trong những mẫu đơn đang được người lao động sử dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp. Mẫu đơn này được sử dụng để trình bày về việc khi có ai đó muốn xin phép nghỉ việc trong một khoảng thời gian nhất định, và sau khoảng thời gian nghỉ này thì họ sẽ quay trở lại làm việc bình thường.
Mời bạn xem và tải về Đơn xin nghỉ việc tạm thời viết tay tại đây:
Hướng dẫn viết Đơn xin nghỉ việc tạm thời viết tay
Để đảm bảo nguyện vọng nghỉ việc tạm thời được gửi tới cấp trên một cách trang trọng, lịch sự thì đơn xin nghỉ việc tạm thời cần đảm bảo có các nội dung sau đây:
– Quốc hiệu ghi “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm.
– Tiêu ngữ ghi “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được viết bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối ngắn và có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
– Dòng chữ “ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC” viết bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, căn giữa trang và ngay dưới phần quốc hiệu, tiêu ngữ.
– Nơi/người nhận đơn: ghi “Kính gửi…”. Ở chỗ “…” ghi tên nơi hoặc người nhận đơn có liên quan đến việc giải quyết đơn xin nghỉ việc.
– Thông tin về bản thân:
+ Họ tên;
+ Năm sinh/Tuổi;
+ Chức vụ nào? Thuộc bộ phận/phòng/ban/…
+ Số CMND/CCCD/Hộ chiếu;
+ Chỗ ở (thường trú, tạm trú).
Tùy thuộc theo yêu cầu từng đơn vị, doanh nghiệp mà mức độ chi tiết về thông tin cá nhân trong đơn xin nghỉ việc sẽ khác nhau.
– Lý do xin nghỉ việc:
Đây là nội dung chính của đơn xin nghỉ việc. Tại mục này, người lao động viết lý do xin nghỉ việc một cách rõ ràng, nhưng đảm bảo ngắn gọn.
– Thời gian muốn nghỉ việc và bàn giao trong đơn xin nghỉ việc;
+ Ghi rõ nội dung các công việc bàn giao;
+ Bàn giao công việc cho ai/làm chức vụ gì;
+ Lời cam kết về thông tin đã ghi trên là sự thật và đảm bảo thực hiện;
+ Lời cảm ơn và mong muốn đạt được duyệt đơn xin nghỉ việc
– Ký và ghi rõ họ tên ở cuối đơn xin nghỉ việc.
Đơn xin nghỉ việc có thể gửi trực tiếp bằng bản giấy hoặc gửi bản điện tử, qua email,… tùy vào yêu cầu của từng đơn vị, doanh nghiệp.
Một số lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc tạm thời viết tay
Trên thực tế hiện nay thì Không hề có quy định nào của pháp luật bắt buộc đơn xin nghỉ việc sẽ phải viết tay hay đánh máy. Mà theo đó thì người lao động có thể lựa chọn hình thức viết đơn riêng sao cho phù hợp khi mà mỗi hình thức sẽ lại có những ưu điểm riêng và phù hợp với hoàn cảnh của từng người lao động hơn.
.Đơn nghỉ xin việc đánh máy sẽ nhanh gọn, tiết kiệm công sức và thời gian cho người lao động nên được nhiều người ưa chuộng hơn.
Tuy nhiên cũng có nhiều người lựa chọn viết đơn xin nghỉ việc viết tay để thể hiện được sự nghiêm túc của người viết và sự quan trọng của lá đơn. Điều này cũng góp phấn thuyết phục được người sử dụng lao động dễ dàng gật đầu đồng ý cho người lao động nghỉ việc hơn.
Chú ý hình thức trình bày của đơn viết tay
Với đơn xin nghỉ việc đánh máy, người lao động chỉ cần điền vào form mẫu nhưng khi viết tay, cần chú ý những điểm sau:
– Sử dụng loại giấy A4 chất lượng tốt để viết đơn;
– Chỉ sử dụng duy nhất một loại mực trong xuyên suốt quá trình viết nội dung cho đơn;
– Cố gắng phân chia bố cục cho nội dung một cách khoa học và rõ ràng;
– Không sai chính tả, không viết tắt các từ ngữ, không cẩu thả, không gạch và tẩy xóa;
– Nguyên tắc trước khi viết;
– Nghiên cứu và đọc thật kỹ những yêu cầu ứng tuyển cụ thể trong bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng.
Để tránh tẩy xóa, người lao động nên phác thảo dàn ý, sườn bài, các nội dung cần trình bày trước khi viết.
Lý do thuyết phục người sử dụng lao động
Có nhiều lý do chính đáng để người lao động có thể xin nghỉ việc. Ví dụ như:
– Thay đổi chỗ ở, chuyển nhà xa nơi làm việc hiện tại;
– Ốm đau, bệnh tật: bản thân hoặc người nhà bị bệnh phải nghỉ việc để chăm sóc thời gian dài;
– Không được bố trí công việc đúng chuyên môn, nghiệp vụ;
– Áp lực công việc, năng lực không đáp ứng công việc được giao;
– Chế độ đãi ngộ không thỏa đáng, không có cơ hội phát triển, thăng tiến;
– Không được trả lương đủ và đúng hạn trong thời gian dài;
– Có cơ hội làm việc tốt hơn, phù hợp với chuyên môn và khả năng làm việc;
– Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp: dự định mới trong nghề nghiệp hoặc muốn làm việc ở môi trường khác;
– Cần tập trung vào việc học, nâng cao kiến thức, trình độ.
Lưu ý về thời gian gửi đơn xin nghỉ việc
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, từ năm 2021, người lao động nghỉ việc phải báo trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn, còn hợp đồng từ 12 – 36 tháng phải báo trước ít nhất 30 ngày, hợp đồng dưới 12 tháng chỉ cần báo trước ít nhất 03 ngày; trừ trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước.
Theo đó, tùy thuộc và loại hợp đồng ký kết và thời gian dự định nghỉ, người lao động phải chuẩn bị đơn xin việc và gửi cho người sử dụng lao động theo đúng quy định.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Đơn xin nghỉ việc tạm thời viết tay” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về đăng ký bảo hộ logo. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn xin thôi việc của viên chức mới năm 2023
- Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức khi nào?
- Viên chức có được làm thêm không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Như vậy, người lao động được tạm ứng tiền lương khi tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Lưu ý: Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành thì không được tạm ứng tiền lương..
Căn cứ theo khoản 2.1 Điều 50 Quy trình Thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Đại lý thu như sau:
“2. Trách nhiệm của đơn vị, Đại lý thu
2.1 Đơn vị
a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.….
Do đó, đơn vị thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.