Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì?

09/10/2021
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
971
Views

Thực tế cho thấy giao kết hợp đồng là một yếu tố không thể thiếu trong hầu hết các lĩnh vực; việc ký kết hợp đồng sẽ thể hiện được thỏa thuận của các bên về công việc. Bởi vậy; mà đối với việc thuê lao động thì hợp đồng lao thể hiện được các giao kết của người sử dụng lao động đối với người lao động. Tuy nhiên; người sử dụng lao động hoàn toàn có thể chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động. Cùng chúng tôi tìm hiểu về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

Nội dung tư vấn

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là trường hợp hợp đồng lao động vẫn còn thời hạn những một bên trong quan hệ lao động quyết định chấm dứt hợp đồng. Việc bên kia đồng ý hay không đồng ý khong ảnh hưởng đến quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của bên này”.

Như vậy; từ khái niệm đơn phương chấm dứt HĐLĐ có thể hiểu đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ là hành vi pháp lý đơn phương từ phía NSDLĐ dẫn đến việc chấm dứt hiệu lực pháp lý của HĐLĐ trước thời hạn mà không phụ thuộc vào ý chí của NLĐ.

Căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Căn cứ đơn phương chấm dứt HĐLĐ được quy định cụ thể theo khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019:

  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Để đảm bảo tính hợp lý và tránh những rủi ro pháp lý về sau; khái niệm “thường xuyên” tại tiêu chí đánh giá do NSDLĐ xây dựng dựa theo tính chất của mỗi công việc.
  • NLĐ bị ốm đau; tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn; đã điều trị 06 tháng liên tục đối với NLĐ làm theo HĐLĐ xác định thời hạn; và quá nửa thời hạn HĐLĐ đối với người làm thời vụ; hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
  • Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
  • Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này; trừ trường hợp có thỏa thuận khác (điểm d khoản 2 Điều 36). Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
  • NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời gian tạm hoãn HĐLĐ theo quy định. Hết thời gian tạm hoãn mà hai bên đã thỏa thuận; HĐLĐ sẽ được tiếp tục thực hiện.
  • Ngoài ra NSDLĐ còn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ do thiên tai; dịch bệnh nguy hiểm, địch họa; hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh.

Trình tự, thủ tục thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Để thực hiện được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của mình thì NSDLĐ; cũng cần phải tuân thủ các quy định về trình tự mà pháp luật đã quy định. Bởi vì việc bị chấm dứt HĐLĐ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của NLĐ; việc quy định phải thực hiện đùng thủ tục cũng là bảo vệ quyền lợi của NLĐ.

Do đó để căn bằng lợi ích của cả hai bên khi NSDLĐ muốn thực hiện quyền này thì phải báo trước cho NLĐ để họ có thể chủ động; sắp xếp lại công việc.

Báo trước là thủ tục bắt buộc mà bất cứ chủ thể nào muốn chấm dứt HĐLĐ; cũng phải thực hiện và NSDLĐ không phải đối tượng được loại trừ.

Nếu NLĐ đang làm việc với loại HĐLĐ không xác định thời hạn; NSDLĐ phải báo trước ít nhất 45 ngày; nếu NLĐ đang làm việc với loại HĐLĐ có xác định thời hạn thì báo trước ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng và 03 ngày đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng.

Riêng đối với trường hợp NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời gian tạm hoãn HĐLĐ và trường hợp NLĐ cung cấp không trung thực thông tin làm ảnh hưởng hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ; NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần phải báo trước trong  hai trường hợp:

  • Khi NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động;  
  • NLĐ cung cấp thông tin không đúng sự thật làm ảnh hưởng tới việc tuyển dụng người lao động.

Ngoài ra NSDLĐ còn phải thống nhất ý kiến với tổ chức đại diện tập thể NLĐ.

Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Như vậy, khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật thì NSDLĐ không phải bồi thường mà sẽ tiến hành trợ cấp thôi; trợ cấp mất việc làm; hoặc hỗ trợ cho NLĐ một khoản tiền theo thỏa thuận hay theo luật định.

Việc chấm dứt HĐLĐ đúng luật sẽ đảm bảo hiệu quả quản lý nhân sự; điều hành và sử dụng lao động ổn định; không bị động trong quá trình tuyển dụng, bổ sung nhân sự; đặc biệt đảm bảo tiến độ trong sản xuất kinh doanh. Tránh được tình trạng đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật; bên cạnh đó còn giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho NLĐ.

Bên cạnh đó nếu NSDLĐ thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật; thì NSDLĐ sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý theo đúng quy định pháp luật như phải trợ cấp, bồi thường, thanh toán các khoản tiền lương, giải quyết bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ theo quy định.

Mời bạn đọc xem thêm

Người lao động nên đòi quyền lợi thế nào khi bị “đuổi việc”?

Mẫu hợp đồng lao động thời vụ mới nhất năm 2021

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng lao động sẽ chấm dứt vào thời điểm nào khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng?

Hành vi đơn phương chấm dứt HĐLD của NSDLĐ dẫn đến việc HĐLĐ chấm dứt hiệu lực pháp lý trước thời hạn hoặc trước khi công việc theo hợp đồng được hoàn thành.

Hợp đồng lao động được hiểu thế nào?

Hợp đồng lao động thực chất là sự thỏa thuận giữa hai chủ thể; một bên là người lao động có nhu cầu về việc làm; một bên là người sử dụng lao động có nhu cầu thuê mướn NLĐ để mua sức lao động. Trong đó NLĐ cam kết tự nguyện làm một công việc cho NSDLĐ và đặt mình dưới sự quản lý của NSDLĐ và được NSDLĐ trả lương

NSDLĐ có được tự ý chấm dứt hợp đồng lao động không?

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là quyền của NSDLĐ trong quan hệ HĐLĐ: bởi đây là một quyền theo pháp luật quy định do đó mà NSDLĐ có thể không tiếp tục thực hiện HĐLĐ theo ý chí của mình; khi có đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời