Các trường hợp nào không được thụ lý giải quyết khiếu nại?

09/10/2021
Các trường hợp nào không được thụ lý giải quyết khiếu nại?
1557
Views

Thế nào là khiếu nại? Giải quyết khiếu nại là gì? Các trường hợp nào không được thụ lý giải quyết khiếu nại?

Trong đời sống xã hội hiện nay, khiếu nại của công dân; cơ quan, tổ chức đối với quyết định hành chính; hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước; người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có ý nghĩa rất thực tế to lớn. Khiếu nại không chỉ bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của công dân mà còn là hình thức tham gia hoạt động quản lý nhà nước; quản lý xã hội góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.

Chúng ta thường nghe đến giải quyết khiếu nại; vậy có trường hợp khiếu nại nào mà không được thụ lý giải quyết hay không? Luật sư 247 sẽ giải đáp qua những vấn đề sau:

Căn cứ pháp lý

Luật Khiếu nại năm 2011

Khiếu nại là gì? Giải quyết khiếu nại là gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 đã giải thích rõ: 

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

Căn cứ Khoản 11 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định: “Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.”

Vậy, có thể hiểu Giải quyết khiếu nại là xem xét; ra quyết định theo trình tự, thủ tục do luật định các khiếu nại đối với quyết định hành chính; hành vi hành chính của cơ quan hành chính; người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Đề nghị xác minh lại quyết định hành chính; hành vi hành chính đó khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi hành chính đó là trái pháp luật; xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người, cơ quan, tổ chức đưa đơn khiếu nại.

Các trường hợp nào không được thụ lý giải quyết khiếu nại?

Căn cứ Điều 11 Luật khiếu nại 2011 quy định các trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết:

– Quyết định hành chính, hành vi hành chính là: trong nội bộ cơ quan nhà nước; chỉ đạo của cơ quan cấp trên với cấp dưới; chứa quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành; thuộc bí mật quốc gia:

Cấp dưới có nghĩa vụ chấp hành mệnh lệnh cấp trên; việc thụ lý giải quyết khiếu nại liên quan đến chỉ đạo của cấp trên là không phù hợp. Vì vậy, có thể từ chối thụ lý giải quyết khiếu nại.

Quy phạm pháp luật là những nguyên tắc chung; ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của rất nhiều người. Một khi thụ lý giải quyết định hành chính; hành vi hành chính chỉ có ảnh hưởng bất lợi với cá nhân; tổ chức nào đó; mà có thể xâm phạm đến lợi ích của nhiều người khác. Thậm chí, nếu thụ lý giải quyết khiếu nại liên quan đến quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật; có thể phải lập lại văn bản quy phạm pháp luật mới một cách thận trọng hơn. Vì vậy, để không ảnh hưởng đến quyền lợi chung của tập thể; trường hợp này sẽ không được thụ lý giải quyết.

Để bảo vệ bí mật nhà nước, quyền lợi của cá nhân; cơ quan, tổ chức có rất nhiều hạn chế; khiếu nại cũng có những hạn chế nhất định. Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước; liên quan đến chế độ, an nguy của quốc gia; lợi ích quốc gi cần được ưu tiên. Vì vậy sẽ xâm phạm đến lợi ích của một số cá nhân; tổ chức để bảo vệ lợi ích lớn hơn; vì vậy mà không được thụ lý giải quyết khiếu nại.

– Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền; lợi ích hợp pháp của người khiếu nại:

Khiếu nại là bảo vệ quyền lợi của người khiếu nại; họ bị ảnh hưởng hưởng trực tiếp từ các quyết định hành chính; hành vi hành chính đó. Nếu không có bị ảnh hưởng trực tiếp từ các quyết định, hành vi này; người đó không được giải quyết khiếu nại mà có thể nhận ủy quyền.

– Người nộp đơn khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp; Người đại diện không hợp pháp thực hiện nộp đơn khiếu nại; Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người nộp đơn khiếu nại:

Khiếu nại làm phát sinh quan hệ với nhiều người, thực hiện nhiều hành vi; thủ tục…. để trực tiếp khiếu nại; vì vậy người khiếu nại phải có đủ năng lực hành vi dân sự mới được phép khiếu nại. Nếu không đủ năng lực hành vi dân sự mà tham gia sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình khiếu nại. Quy định này đặt ra giúp hạn chế lợi dụng khiếu nại gây cản trở cho hoạt động của cơ quan nhà nước.

Nếu đơn khiếu nại không có chữ ký; điểm chỉ của nguời nộp đơn có thể xảy ra khiếu nại khống, không xác định được ai là người cần được bảo vệ quyền, lợi ích.

– Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà người nộp đơn khiếu nại không có lý do chính đáng về việc nộp đơn khi quá thời hạn, thời hiệu; Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai:

Pháp luật trao quyền khiếu nại, đồng thời cũng giới hạn thời gian khiếu nại. Nếu không nộp đúng thời hạn thì có mặc định người khiếu nại đã từ chối quyền. Quy định này đặt ra để tránh tình huống một người khiếu nại nhiều lần nhưng trước đó đã giải quyết; vậy phải dừng quyền khiếu nại.

Khiếu nại đã có quyết định giải quyết lần hai đồng nghĩa với việc vấn đề khiếu nại này đã được xem xét; xác minh kỹ lưỡng là không ảnh hưởng đến quyền lợi của người khiếu nại. Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần hai; người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án để cơ quan có thẩm quyền xem xét lại một lần nữa tính hợp pháp của quyết định, hành vi bị khiếu nại.

– Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại:

Đã có thông báo đình chỉ khiếu nại và thời hạn để tiếp tục khiếu nại; người khiếu nại vẫn không thực hiện khiếu nại thì mặc định người đó đã chấp nhận thông báo đình chỉ giải quyết khiếu nại; không còn muốn tiếp tục khiếu nại nữa. Vì vậy, khi quá hạn thời gian đình chỉ này; tổ chức, cơ quan có thẩm quyền sẽ không thụ lý khiếu nại.

– Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án; quyết định của Toà án (trừ trường hợp luật định):

Theo pháp luật nước ta, Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử, khởi kiện; không ai có quyền can thiệp vào quyết định của Tòa án. Vì vậy, khiếu nại đã được Tòa án thụ lý; đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án thì không thể thụ lý bản án, quyết định của Tòa án.

Mời các bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Các trường hợp nào không được thụ lý giải quyết khiếu nại?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Những ai có quyền khiếu nại?

– Công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
– Một khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì đều được khiếu nại để họ xem xét, xác minh lại.

Trình tự khiếu nại có phức tạp không?

Trình tự khiếu nại như sau:
Bước 1. Nộp đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp;
Bước 2. Thụ lý giải quyết khiếu nại: Xác minh nội dung khiếu nại; Đối thoại;
Bước 3. Ra và gửi quyết định giải quyết khiếu nại;
Bước 4. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận