Do dịch Covid-19 không thể đi khám nghĩa vụ quân sự có bị phạt không?

22/12/2021
728
Views

Xin chào Luật sư, tôi đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mới đây tôi có nhận được lệnh gọi về tham khám tham gia nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, do tình hình căng thẳng của dịch bệnh Covid- 19 mà khả năng tôi không thể về được. Tôi muốn hỏi luật sư, do dịch Covid-19 không thể đi khám nghĩa vụ quân sự có bị phạt không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Luật nghĩa vụ quân sự 2015

Thông tư 95/2014/TT-BQP

Nghị định 120/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Tham gia nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của công dân nam Việt Nam khi đạt đến độ tuổi nhất định. Vậy Do dịch Covid-19 không thể đi khám nghĩa vụ có bị phạt không? Hãy cùng luật sư 247 giải đáp ngay sau đây:

Nghĩa vụ quân sự là gì?

Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. 

Khi tham gia nghĩa vụ quân sự, Hạ sĩ quan, binh sĩ có các nghĩa vụ:

Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế; bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức;

Bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;

Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân;

Học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.

Như vậy, có thể hiểu nghĩa vụ quân sự (quân dịch) là nghĩa vụ về quốc phòng mà công dân cần thực hiện trong quân đội dưới hình thức phục vụ tại ngũ hoặc phục vụ trong ngạch dự bị nếu đáp ứng các điều kiện tuyển chọn quân. Việc quản lý hoạt động tham gia nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam đang được thực hiện theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015 do Quốc hội ban hành.

Trong thời gian tại ngũ khi tham gia nghĩa vụ quân sự được hưởng những quyền lợi gì?

Theo đó, trong thời gian tại ngũ được hưởng quyền lợi sau:

Được nghỉ phép hàng năm

– Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về).

– Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc người thân từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về).

– Được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

Không mất phí chuyển bưu phẩm, tiền: Miễn tiền cước khi chuyển tiền, bưu phẩm, bưu kiện; được cấp 04 tem thư/tháng.

Khi tham gia tuyển sinh được cộng điểm ưu tiên.

Trách nhiệm gọi công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?

Theo Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ. Lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe 15 ngày.

Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự  từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 do Thủ tướng Chính phủ quyết định (tùy vào trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh).

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng khi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi?

Điều 5 Thông tư 95/2014/TT-BQP quy định “lý do chính đáng” khi người thực hiện nghĩa vụ quân sự không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi, bao gồm:

(1) Bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.

(2) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.

(3)  Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.

(4) Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.

(5) Không nhận được lệnh gọi nhập ngũ do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở (quy định tại Điều 8 Chương II Thông tư 95/2014/TT-BQP).

Đối với những lý do chính đáng (1) và (2) phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; hoặc bệnh viện, trạm y tế cấp xã; trường hợp (3) và (4) phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; trường hợp (5) phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, trường hợp của anh bị kẹt lại Hà Nội, không thể kiểm tra; khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự đúng hạn phải có lý do chính đáng mới được chấp nhận như hiện đang nhiễm, điều trị Covid-19; nhà ở nằm trong khu vực đang cách ly (nếu khu vực không bị cách ly, vẫn đi lại được thì cũng không được xem là lý do chính đáng); khu vực không có phương tiện đi lại do ảnh hưởng của dịch…

Đồng thời, anh phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; hoặc bệnh viện, trạm y tế cấp xã và báo cáo cho Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.

Trường hợp không có lý do chính đáng mà không tham gia khám nghĩa vụ quân sự thì bị xử lý ra sao?

Trong trường hợp không có lý do chính đáng nêu trên mà vẫn không về quê để thực hiện khám nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị xử phạt theo Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP như sau:

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian; hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra; khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc công dân thực hiện kiểm tra; hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Do dịch Covid-19 không thể đi khám nghĩa vụ quân sự có bị phạt không? kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Cách tính phụ cấp hàng tháng đối với người tham gia nghĩa vụ quân sự?

Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, mức phụ cấp cụ thể như sau:
– Binh nhì có hệ số phụ cấp là 0,4 => hưởng mức phụ cấp 596.000 đồng/tháng
– Binh nhất có hệ số phụ cấp là 0,45 => hưởng mức phụ cấp 670.500 đồng/tháng
– Hạ sĩ có hệ số phụ cấp là 0,5 => hưởng mức phụ cấp 745.000 đồng/tháng

Khi xuất ngũ được hưởng các khoản trợ cấp nào?

– Trợ cấp xuất ngũ một lần: Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội hạ sĩ quan; binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.
Phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; Phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
– Trợ cấp tạo việc làm: Mức trợ cấp bằng 06 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.
– Khi xuất ngũ, được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú; hoặc được cấp tiền tàu, xe và phụ cấp đi đường.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.