Quy định về xử lý vi phạm nghĩa vụ quân sự

08/12/2021
Quy định về xử lý vi phạm nghĩa vụ quân sự
969
Views

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Vậy các trường hợp vi phạm nghĩa vụ quân sự thì có bị xử lý không và xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về các quy định về xử lý vi phạm nghĩa vụ quân sự qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật nghĩa vụ quân sự 2015

Nghị định 120/2013/NĐ-CP

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Các hành vi bị xử lý vi phạm về nghĩa vụ quân sự

Điều 59 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về các hành vi bị xử lý vi phạm về nghĩa vụ quân sự gồm:

  • Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu mà vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật; xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Quy định xử lý vi phạm nghĩa vụ quân sự

Về xử phạt hành chính

Nghị định số 120/2013/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt như sau:

   Điều 4. Vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự

   1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.

   2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

   a) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này;

   b) Không đăng ký bổ sung khi có sự thay đổi về họ tên, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc theo quy định;

   c) Không thực hiện đăng ký di chuyển trước khi di chuyển nơi cư trú theo quy định;

   d) Không thực hiện đăng ký vào ngạch dự bị theo quy định.

   3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký bổ sung, đăng ký di chuyển, đăng ký vào ngạch dự bị đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

   Điều 5. Vi phạm quy định sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự

   1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

   2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

   Điều 6. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

   1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

   2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

   a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

   b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;

   c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

   Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ

   1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

   2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này”.

   Điều 8. Vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện;

b) Chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ quân trang được cấp và buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.

   Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí sắp xếp thời gian, không tạo điều kiện cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ về đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, chính xác danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có chuyên môn kỹ thuật cần cho Quân đội từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi;

b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, chính xác số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận lại công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bố trí, tạo điều kiện cho công dân thực hiện chế độ đăng ký, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, thực hiện việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, chấp hành lệnh gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc tiếp nhận lại công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.

Về xử lý hình sự

   Các hành vi vi phạm nghĩa vụ quân sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

   Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự

   1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự; không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

   2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

   a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

   b) Phạm tội trong thời chiến;

   c) Lôi kéo người khác phạm tội.

   Điều 333. Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ

   1. Người nào là quân nhân dự bị mà không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

   2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

   a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

   b) Lôi kéo người khác phạm tội.

   Điều 334. Tội làm trái quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự

  1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự; gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

 2. Phạm tội trong thời chiến, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

   Điều 335. Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Người nào cố ý cản trở việc đăng ký nghĩa vụ quân sự; gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện, thì bị phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc trong thời chiến; thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Xem thêm:

Trốn nghĩa vụ quân sự năm 2022 bị phạt như thế nào?

Tham gia nghĩa vụ quân sự được hưởng những quyền lợi gì?

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây, là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Quy định về xử lý vi phạm nghĩa vụ quân sự“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Nghĩa vụ quân sự là gì?

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ về quốc phòng mà công dân cần thực hiện trong quân đội dưới hình thức phục vụ tại ngũ hoặc phục vụ trong ngạch dự bị (các trường hợp theo Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự 2015).
Việc quản lý hoạt động tham gia nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự 2015.

Tham gia nghĩa vụ quân sự được hưởng những quyền lợi gì sau khi xuất ngũ?

Theo Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP, chính sách dành cho hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ gồm:
– Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội: được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ  tại thời điểm xuất ngũ.
– Ngoài ra; nếu phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng; khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng. Trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

Điều kiện để gọi nghĩa vụ quân sự 

– Độ tuổi: Đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; nếu có bằng cao đẳng, đại học thì độ tuổi gọi nhập ngũ là từ đủ 18 – 27 tuổi.
– Có lý lịch rõ ràng.
– Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
– Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TT-BYT-BQP: Có sức khỏe loại 1, loại 2 và loại 3, công dân cận thị từ 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ, nghiện ma túy, HIV, AIDS sẽ không được gọi nhập ngũ.
– Có trình độ văn hóa…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Nghĩa vụ quân sự

Trả lời