Quyền hiến bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

07/12/2021
Quyền hiến mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
534
Views

Ở Việt Nam về nhu cầu ghép mô, bộ phận cơ thể người gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn không phải là kỹ thuật mà là nguồn mô, bộ phân, cơ thể được hiến tặng. Những câu chuyện cảm động về người hiến tạng trong thời gian qua đã tạo nên sức lan tỏa lớn trong cộng đồng. Vậy những người đăng ký hiến tạng sẽ được hưởng những quyền lợi nào; người hiến tạng cần thực hiện những thủ tục gì khi hiến tạng? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu vấn đề về: “Quyền hiến, mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.”

Căn cứ pháp lý

  • Luật hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người

Một số khái niệm

Cơ thể người trước hết được hiểu là một thực thể của tự nhiên, được cấu thành bởi một thể thống nhất gồm cấc yếu tố của sự sống như nước, các chất hữu cơ và muối khoáng.

Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người.

Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.

Lấy mô, bộ phận cơ thể người là việc tách mô, bộ phận từ cơ thể người hiến khi còn sống hoặc sau khi chết.

Ghép mô, bộ phận cơ thể người là việc cấy ghép mô, bộ phận tương ứng của cơ thể người hiến vào cơ thể của người được ghép.

Ghép mô, ghép tạng là phương pháp điều trị cuối cùng; và hiệu quả cho người bệnh suy tạng giai đoạn cuối. Ngoài thận và gan có thể hiến tặng khi người hiến còn sống; hầu hết các mô và tạng khác chỉ được lấy; và ghép cho người bệnh khi người hiến mô, tạng đã chết, chết não. 

Điều kiện của chủ thể thực hiện quyền hiến mô, bộ phận cơ thể

Cá nhân muốn hiến xác phải có đầy đủ điều kiện sau:

  • Người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

Trường hợp hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo. Thì nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên; nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến, nhận tinh trùng; noãn; phôi trong thụ tinh nhân tạo theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, đối với những người thuộc diện bị nhiễm HIV; nghiện ma túy thì việc thực hiện quyền này của họ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật.

Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được Điều 35 BLDS 2015 quy định:

– Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

– Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

– Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện; và được thực hiện theo quy định của Bộ luật này; Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan.

Việc hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người; hiến, lấy xác còn được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ; thực hiện quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người; và hiến, lấy xác trong phạm vi cả nước.

Quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể

Người đã hiến mô, bộ phận cơ thể của mình nhận được những quyền lợi sau:

Đối với người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế.

Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người có các quyền lợi sau đây:

– Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí;

– Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;

– Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế;

– Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trình tự thực hiện đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết

Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết được quy định như sau:

– Người có đủ điều kiện có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô; bộ phận cơ thể của mình sau khi chết với cơ sở y tế.

– Khi nhận được thông tin của người hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết; cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia.

– Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến. Trung tâm điều phối quốc gia có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế có thẩm quyền để đăng ký cho người hiến.

– Sau khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người; cơ sở y tế có thẩm quyền có trách nhiệm

+ Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người;

+ Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến;

+ Cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho người hiến;

+ Báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã được cấp thẻ đăng ký hiến mô; bộ phận cơ thể người sau khi chết cho Trung tâm điều phối quốc gia.

– Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư 247 về vấn đề “ Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Trình tự thực hiện thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống

Đối với trường hợp muốn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống thì người đã đăng ký hiến gửi đơn đề nghị thay đổi hoặc hủy bỏ đến cơ sở y tế đã tiếp nhận đơn đăng ký hiến.

Mục đích thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người

Việc hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người phải vì mục đích chữa bệnh, thử nghiệm, nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác. (Khoản 1, 2 Điều 35 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết

Bước 1: Liên hệ với cơ sở y tế về việc hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết
Bước 2: Trung tâm điều phối quốc gia tiến hành tư vấn cho người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời