Điều kiện chuyển từ cán bộ xã sang công chức xã là gì?

28/11/2023
Điều kiện chuyển từ cán bộ xã sang công chức xã
241
Views

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi hiện nay 32 tuổi đang sinh sống và làm việc tại huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên. Hiện nay thì tôi đang làm cán bộ xã đã được 6 năm và sắp tới chỗ tôi có đợt tuyển dụng công chức cấp xã nên tôi đang muốn hỏi là tôi có thể chuyển từ cán bộ xã sang công chức xã được hay không ạ?, nếu được thì ” Điều kiện chuyển từ cán bộ xã sang công chức xã” hiện nay được quy định ra sao ạ?. Mong luật sư giải đáp.

Cán bộ công chức là những thành phần chủ chốt đóng vai trò quan trọng trong hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước của nước ta kể cả từ trung ương cho đến các địa phương, vậy nên có khá người người dân đang quan tâm đến các vấn đề liên quan đến nhóm đối tượng là cán bộ công chức này.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, để giải đáp thắc mắc của mình liên quan đến vấn đề chuyển từ cán bộ sang công chức thì mời các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Chuyển từ cán bộ sang công chức được không?

Khái niệm cán bộ công chức có lẽ đã không còn là những khái niệm xa lạ đối với người dân khi mà những người làm việc trong cơ quan quản lý hành chính Nhà nước các cấp và làm việc trong cơ quan Đảng tổ chức chính trị xã hội…tùy thuộc vào chức danh, vị trí việc làm tương ứng mà sẽ được phân loại thành cán bộ hoặc công chức.

Căn cứ khoản 12 Điều 1 Nghị định 34/2019/NĐ-CP như sau:

– Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã quy định tại Điều 6 Nghị định này và yêu cầu công việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được tuyển dụng không qua thi tuyển, xét tuyển đối với các trường hợp đặc biệt sau:
+ Người tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi ở trong nước hoặc đạt loại khá trở lên ở nước ngoài, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng;
+ Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và có ít nhất 05 năm công tác trong lĩnh vực cần tuyển dụng.

– Công chức cấp xã được bầu giữ chức vụ quy định là cán bộ cấp xã khi thôi đảm nhiệm chức vụ (không trong thời hạn bị kỷ luật) thì được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, tiếp nhận trở lại. Trường hợp không còn vị trí chức danh công chức cấp xã thì giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức cấp xã theo quy định tại Nghị định này được bố trí chức danh theo đúng chuyên ngành đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước ngày được tuyển dụng, tiếp nhận vào công chức (nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) được tính để làm căn cứ xếp lương phù hợp với chức danh công chức được tuyển dụng.

Có thể thấy, với trường hợp đã là cán bộ xã thì vẫn sẽ được xem xét, tiếp nhận trở lại vào công chức xã nếu trước khi làm cán bộ xã đã là công chức.

Điều kiện chuyển từ cán bộ xã sang công chức xã

Theo quy định của pháp luật hiện hành về cán bộ công chức thì để đứng trong đội ngũ này thì công dân Việt Nam sẽ phải đáp ứng được các điều kiện cụ thể mà pháp luật đặt ra đối với từng vị trí việc làm cụ thể. vậy thì điều kiện để chuyển từ cán bộ sang công chức xã như thế nào?, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 112/2011/NĐ-CP, các chức danh công chức cấp xã được tuyển dụng thông qua thi tuyển trừ trường hợp các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số… đặc biệt khó khăn thì có thể tuyển dụng thông qua xét tuyển.

Tuy nhiên, ngoài 2 hình thức tuyển dụng này, Điều 21 Nghị định 112 này còn đề cập đến một số trường hợp đặc biệt nữa, bao gồm:

– Người tốt nghiệp đại học loại giỏi trong nước hoặc đạt loại khá ở nước ngoài, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh cần tuyển dụng;

– Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và có ít nhất 05 năm công tác trong lĩnh vực cần tuyển;

– Công chức cấp xã được bầu giữ chức vụ cán bộ cấp xã thôi đảm nhiệm chức vụ, không trong thời hạn bị kỷ luật thì được xem xét, tiếp nhận trở lại.

Với trường hợp đã là cán bộ xã thì vẫn sẽ được xem xét, tiếp nhận trở lại vào công chức xã nếu trước khi làm cán bộ xã đã là công chức

Đồng thời, trường hợp này được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 13/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ. Theo đó, cán bộ cấp xã khi thôi đảm nhiệm chức vụ sẽ được xem xét, điều kiện để vào công chức cấp không qua thi tuyển đối với công chức cấp xã nếu đáp ứng các tiêu chuẩn:

– Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;

– Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;

– Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của chức danh công chức cấp xã; Tốt nghiệp trung cấp trở lên với công chức làm việc ở các xã miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa… có điều kiện đặc biệt khó khăn;

– Trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ theo quy định;

– Vị trí chức danh công chức còn số lượng và vị trí cần tuyển dụng;

– Đáp ứng được ngay yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng;

– Tại thời điểm được tiếp nhận không trong thời gian bị xem xét kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử và không trong thời hạn bị thi hành kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Trường hợp trước khi bầu giữ chức vụ cán bộ cấp xã chưa phải là công chức cấp xã thì thời gian giữ chức vụ cán bộ cấp xã ít nhất là 05 năm (đủ 60 tháng) trở lên;

– Còn số lượng và vị trí chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng;
– Đáp ứng được ngay yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng;

Khi tiếp nhận công chức cấp xã không qua thi tuyển, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch, trừ trường hợp trước khi được bầu giữ chức vụ cán bộ cấp xã đã là công chức cấp xã.

Điều kiện chuyển từ cán bộ xã sang công chức xã

Quy định về chuyển từ công chức cấp xã lên cấp huyện

Trong một số trường hợp khi các vị trí công chức tại cấp huyện còn trống thì các công chức cấp xã có thể xét tuyển vào vị trí công chức cấp huyện đó khi đáp ứng được các điều kiện cụ thể mà pháp luật đã quy định cụ thể. Mời các bạn hãy cùng tìm hiểu các quy định về chuyển từ công chức cấp xã lên cấp huyện sau đây nhé.

Căn cứ khoản 13 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP như sau:

– Trường hợp là công chức cấp xã thì phải có thời gian làm công chức cấp xã từ đủ 60 tháng trở lên (không kể thời gian tập sự, nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn).

– Việc tiếp nhận cán bộ, công chức cấp xã để bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên thì quy trình xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên được thực hiện đồng thời với quy trình về công tác bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức không phải ban hành quyết định tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển mà quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm đồng thời là quyết định tuyển dụng công chức.
Trường hợp cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên được điều động, luân chuyển về làm cán bộ, công chức cấp xã thì khi điều động, luân chuyển trở lại không phải thực hiện quy trình xét chuyển theo quy định.

Căn cứ Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP như sau:

Quy trình xem xét tiếp nhận công chức:
– Khi tiếp nhận vào công chức đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch. Hội đồng kiểm tra, sát hạch có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức;
+ Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan quản lý công chức;
+ Một Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là công chức của bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan quản lý công chức;
+ Các Ủy viên khác là đại diện một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến vị trí tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch:
+ Kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
+ Sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận. Hình thức và nội dung sát hạch do Hội đồng kiểm tra, sát hạch căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, báo cáo người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch;
+ Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Trường hợp số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, sát hạch. Hội đồng kiểm tra, sát hạch tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
– Khi tiếp nhận vào công chức đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.

Việc tiếp nhận công chức đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này để bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên thì quy trình tiếp nhận vào công chức không qua thi tuyển quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện đồng thời với quy trình về công tác bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức không phải ban hành quyết định tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển mà quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm đồng thời là quyết định tuyển dụng công chức.

Khuyến nghị

Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Điều kiện chuyển từ cán bộ xã sang công chức xã chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã tư vấn có liên quan đến vấn đề “Điều kiện chuyển từ cán bộ xã sang công chức xã“. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là làm sổ đỏ online. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức theo quy định pháp luật là gì?

Căn cứ khoản 11 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
“1. Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức đối với các trường hợp sau:
a) Các trường hợp có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), gồm:
Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an) và người làm công tác cơ yếu;
Người đang giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
b) Trường hợp đã là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển đến làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước giữ chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.”

Hồ sơ khi được tiếp nhận vào làm công chức bao gồm những gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP như sau:
“3. Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào làm công chức:
a) Sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;
b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận đáp ứng yêu cầu miễn phần thi ngoại ngữ hoặc tin học quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;
d) Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.