Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?

23/07/2022
Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?
561
Views

Có rất nhiều quy định xoay quanh vấn đề thừa kế: chẳng hạn như quy định về di sản thừa kế; thời điểm, địa điểm mở thừa kế; nghĩa vụ của người quản lý di sản;…. Và thời hiệu thừa kế là một trong những nội dung được quan tâm đến. Cụ thể, thời hiệu thừa kế được quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015.

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về chủ đề “Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?” qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Di sản thừa kế là gì?

Di sản thừa kế là tài sản người chết để lại cho những người còn sống.

Theo Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó.

Tài sản thừa kế bao gồm động sản và bất động sản.

Quyền về tài sản là quyền trị giá được bằng tiền bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?
Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?

Thời hiệu thừa kế là gì?

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Trong quan hệ pháp luật về thừa kế thời hiệu được xác định là khoảng thời gian mà người thừa thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản và thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại. 

Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?

Nội dung Điều 623 trong Bộ luật dân sự 2015

Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Điểm nổi bật tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015

Người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản, tuy nhiên quyền đó chỉ duy trì trong một quãng thời gian nhất định tùy thuộc vào đối tượng tài sản: đối với động sản là 10 năm, bất động sản là 30 năm kể từ thời điểm thừa kế được mở.

Sau thời gian này thì người thừa kế không còn quyền yêu cầu chia di sản nữa, mà tài sản sẽ thuộc về người quản lý di sản.

Theo đó người quản lý di sản là người được người đã chết chỉ định, hoặc được những người thừa kế chọn hoặc cũng có thể là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhằm thực hiện các công việc quản lý, giữ gìn, bảo quản tài sản.

Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?
Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?

Trường hợp không có người quản lý di sản thì di sản thuộc quyền sở hữu của người chiếm hữu, được lợi từ di sản sản đó khi người chiếm hữu, người được lợi về tài sản ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản.

Nếu cũng không có người chiếm hữu, được lợi từ tài sản thì Nhà nước đương nhiên trở thành chủ sở hữu của di sản đó. 

Thời hiệu 10 năm là điều kiện để người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật yêu cầu xác nhận mình là người có quyền hưởng di sản, mà những người thừa kế khác đã cho rằng người thừa kế này là người không có quyền hưởng di sản theo quy định pháp luật.

Trường hợp người để lại di sản có nghĩa vụ với người khác như: nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ trả nợ,…thì người hưởng di sản thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ đó thay cho người để lại di sản. Nghĩa vụ đó phải được thực hiện trong một quãng thời gian nhất định, đó là 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời điểm bắt đầu của các thời hiệu này là thời điểm mở thừa kế, cụ thể đó chính là ngày mà người để lại tài sản chết hoặc được Tòa án xác định là chết trong Tuyên bố chết ( theo quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015).

Ai không được quyền hưởng di sản thừa kế?

Căn cứ Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những người không được quyền hưởng di sản thừa kế:

“Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.”

Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?
Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận độc thân, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Việc từ chối nhận di sản được quy định như thế nào?

Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Cử người quản lý di sản như thế nào?

Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Người thừa kế là gì?

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.