Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định như thế nào?

23/07/2022
Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định như thế nào?
1561
Views

Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định về vấn đề thừa kế. Cụ thể Điều khoản này liệt kê các trường hợp người không được quyền hưởng di sản. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về chủ đề “Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định như thế nào?” qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Di sản là gì?

Di sản là toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của cá nhân mà họ để lại sau khi chết.

Có thể hiểu khái niệm “di sản” nói chung được hiểu theo hai nghĩa, theo nghĩa rộng thì di sản là cái của thời trước để lại, theo nghĩa hẹp thì di sản là tài sản của người chết để lại. 

Di sản được quy định trong BLDS được hiểu theo nghĩa thứ hai, vì vậy di sản là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của một người mà họ để lại sau khi chết, bao gồm vật, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền, quyền tài sản.

Các tài sản là vật bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất.

Như vậy, tài sản do người chết để lại gồm hai thành phần:

+ Những tài sản thuộc sở hữu của người chết là di sản thừa kế và sẽ được phân chia cho người thừa kế của người đó theo quy định của pháp luật về thừa kế.

+ Những tài sản không thuộc quyền sở hữu của người chết không phải là di sản thừa kế và sẽ được trả lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp hoặc được thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng. 

Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định như thế nào?
Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định như thế nào?

Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định như thế nào?

Nội dung Điều 621 trong Bộ luật dân sự 2015

Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Phân tích Điều 621 Bộ luật dân sự 2015

Nhằm đảm bảo giá trị gia đình, đảm bảo truyền thống, đạo đức xã hội cũng như trật tự và công bằng xã hội thì Điều 621 Bộ luật dân sự quy định phạm vi những người không được quyền hưởng di sản do có những hành vi bất xứng.

Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản

Hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản

Khi có hành vi xâm phạm tính mạng và có bản án về hành vi đó của người có thể được nhận di sản thì ta không cần xem xét mục đích của việc xâm phạm đó có nhằm là hưởng di sản hay không mà vẫn tước quyền hưởng di sản.

Tuy nhiên việc người đó bị kết án về việc xâm phạm tính mạng của một người không phải người để lại di sản thì không được tước quyền hưởng di sản.

Hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản

Sự ngược đãi, hành hạ, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản là những hành vi trái pháp luật, được thể hiện thông qua các hành động như mắng chửi, đánh đập, …

Việc xác định hành vi ngược đãi, hành hạ, xâm phạm danh dự nhân phẩm như thế nào thì bị coi là nghiêm trọng thì hiện vẫn chưa được quy định.

Dù vậy, ta không cần đi xác định tính nghiêm trọng mà chỉ cần dựa vào chính việc đã có bản án về hành vi đó làm căn cứ.

Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định như thế nào?
Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định như thế nào?

Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản

+ Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người để lại thừa kế có quan hệ con và cha mẹ, người để lại thừa kế là cha mẹ của họ:

Pháp luật có quy định về bổn phận của con là phải chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ trong mọi trường hợp bất luận tình trạng kinh tế, sức khỏe của cha mẹ như thế nào.

Trên cơ sở nghĩa vụ nuôi dưỡng của con đối với cha mẹ thì có nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ.

Khi con vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ theo quy định của pháp luật thì không được hưởng di sản do cha mẹ để lại.

+ Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người để lại thừa kế có quan hệ cha mẹ và con, người để lại thừa kế là con của họ

Cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái khi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị tàn tật mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình.

Nếu cha mẹ vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng trên của mình đối với con cái thì sẽ không được hưởng di sản của con để lại.

+ Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người để lại thừa kế có quan hệ anh, chị, em- người để lại thừa kế là anh, chị, em của họ.

+ Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người để lại thừa kế có quan hệ ông bà và cháu-người để lại thừa kế là cháu của họ.

Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác

Cần phải phân biệt ba trường hợp xâm phạm đến tính mạng của người thừa kế khác như sau:

– Cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác : giết người thừa kế khác với mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế đó được hưởng.Trong trường hợp này, người thừa kế thực hiện hành vi đó sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế

– Cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác : giết người thừa kế khác nhưng không phải với mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế đó được hưởng. Trong trường hợp này, người thừa kế thực hiện hành vi giết người thừa kế khác không bị tước quyền hưởng di sản.

– Vô ý làm chết người thừa kế khác: dĩ nhiên trong trường hợp này là lỗi vô ý, hoàn toàn không thuộc trường hợp bị tước quyền thừa kế, nên người thực hiện hành vi này vẫn có quyền hưởng di sản.

Việc áp dụng quy tắc này cũng còn tùy thuộc vào việc có minh chứng được hay không động cơ phạm tội của người thừa kế: hành vi đó có nhằm mục đích để chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế có tính mạng bị xâm phạm được hưởng nếu còn sống hay không?

Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc

Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Điều luật nhắc tới các hành vi lừa dối, cưỡng ép, ngăn cản việc lập di chúc, giả mạo, sửa chữa, hủy di chúc, tuy nhiên còn một số hành vi không được nhà làm luật nêu ra như làm di chúc giả, giấu giếm di chúc,..có thể được xử lý theo nguyên tắc áp dụng pháp luật tương tự.

Quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của cá nhân chính là quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu khi còn sống.

Hành vi cản trở đối với người lập di chúc là hành vi trái pháp luật, do vậy, người có hành vi cản trở sẽ bị tước quyền hưởng di sản do người có di sản để lại.

Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định như thế nào?
Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định như thế nào?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định như thế nào?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ logo, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Giấy phép bay flycam, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. 

Câu hỏi thường gặp

Tài sản không có người nhận thừa kế được quy định như thế nào?

Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm thì di sản chia như thế nào?

Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này.

Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế là lúc nào?

Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.