Đăng video độc hại với trẻ em trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?

20/08/2021
Đăng video độc hại với trẻ em trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?
790
Views

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều video có nội dung xấu, độc hại nhằm mục đích lôi kéo nhiều người vào xem để thu lợi nhuận. Những video này chứa những nội dung không phù hợp với trẻ nhỏ; và cần phải được quản lý thật chặt chẽ. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi nhận được rất nhiều các câu hỏi có liên quan. Cụ thể; có một thắc mắc về việc đăng video độc hại với trẻ em trên mạng xã hội như sau:

“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Hiện nay, tôi thấy một số người đăng video độc hại với trẻ em lên mạng xã hội; thậm chí là mê tín dị đoan. Vậy mức phạt với họ như thế nào? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”

Căn cứ pháp lý

Nghị định 15/2020/NĐ-CP
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Thế nào là video có nội dung độc hại?

Hiện nay, lướt qua các kênh mạng xã hội được nhiều người sử dụng như Facebook, Youtube hay Tiktok; không khó để tìm thấy những video mang nội dung: Ăn uống mất vệ sinh; Bạo lực; Đồi trụy; Phá hoại đồ đặc, tài sản; Nhạo báng, vu khống hoặc trêu đùa quá mức với người khác,…

Đó là những video có nội dung xấu, độc hại, không những không đem lại nội dung lành mạnh, bổ ích; mà còn có thể ảnh hưởng không tốt tới người xem, đặc biệt là trẻ em.

Tác hại của những video độc hại với trẻ em

Hậu quả các video xấu, độc gây ra là vô cùng to lớn. Về đạo đức xã hội; những nội dung video nhảm nhí, phản cảm, đi ngược lại truyền thống đạo đức của người Việt Nam; có thể tác động xấu đến ý thức người xem, từ đó hình thành tư tưởng, nhân cách lệch lạc.

Nguy hiểm hơn, nếu giới trẻ bắt chước làm theo; rất có thể sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tâm lý, tinh thần.

Do chính sách trả tiền cho lượt xem, quảng cáo từ các kênh đăng tải nội dung, mặc dù những video xấu, độc hại như vậy bị rất nhiều sự chỉ trích, lên án, tuy nhiên chúng vẫn xuất hiện ngày càng nhiều.

Hành vi đăng video độc hại với trẻ em lên mạng xã hội bị xử lý ra sao?

Xử phạt hành chính hành vi đăng video độc hại

Căn cứ khoản 3 điều 4 và khoản 1 điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP; hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện vi phạm sau đây (trong đó, có đăng video độc hại, mê tín dị đoan) sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng với cá nhân, nếu tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi:

1. Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

2. Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy; không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

3. Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn.

4. Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.

5. Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu.

6. Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm.

7. Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia.

8. Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

Biện pháp xử lý bổ sung với hành vi đăng video độc hại

Người đăng video độc hại buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Nếu trước đó người vi phạm dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội hành nghề mê tín, dị đoan, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hành nghề mê tín, dị đoan, theo điều 320 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Khi đó, khung hình phạt thấp nhất với tội danh này là bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Hoặc nếu trường hợp nội dung video được đăng tải có tính chất làm nhục người khác và đã bị phạt hành chính hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, người thực hiện thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác tại điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Khi đó, khung hình phạt thấp nhất với tội danh này là bị phtj cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Hành vi phát tán phim lậu có thể bị phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng bị xử lý như thế nào?
Đăng ảnh phản cảm lên mạng có vi phạm pháp luật không?
Tung clip “nóng” của người khác lên mạng xã hội bị phạt thế nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Đăng video độc hại với trẻ em trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy bị xử lý ra sao?

Mức án nhẹ nhất với tội trên là: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Biết rõ thông tin, địa chỉ người đăng tải hình ảnh phản cảm lên mạng xã hội, làm sao để tố giác?

Bạn nên gửi đơn tố giác đến Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an cấp huyện. Hoặc Phòng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an cấp tỉnh của người mà bạn cho rằng có hành vi đăng tải hình ảnh nhạy cảm của bạn lên mạng xã hội.

Trách nhiệm hành chính đối với hành vi phát tán phim lậu

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 131/2013/NĐ-CP; hành vi phát tán phim lậu có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời