Tội rủ rê trẻ em sẽ bị xử phạt như thế nào?

28/06/2021
Tội rủ rê trẻ em sẽ bị xử phạt như thế nào?
1203
Views

Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Tội rủ rê trẻ em sẽ bị xử phạt như thế nào? Tôi năm nay 27 tuổi; cách đây mấy hôm có 1 cháu bé 14 tuổi cùng quê với tôi bỏ nhà đi và cháu tìm đến tôi theo địa chỉ tôi ở. Hôm sau gia đình cháu thấy có giấy địa chỉ của tôi do cháu bị bỏ quên lại và tìm đến tôi; họ nói tôi đã dấu con bé và lúc đó tôi tình thế ép buộc nên bảo là không gặp cháu. Mấy hôm sau gia đình cháu lại tìm gặp tôi và nói sẽ kiện tôi vì tội rủ rê trẻ em, họ nói sẽ hỏi con họ khi nó quay trở về , họ còn về nhà nói xấu tôi ở quê. Vậy cho tôi hỏi, tôi có bị đi tù hay phạt tiền khi cháu quay về mà khai bậy tôi không? Tôi xin chân thành cảm ơn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn

Pháp Luật quy định quyền trẻ em

Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định:

Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.

Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện.

Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật.

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 nghiêm cấm các hành vi:

1. Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ;

2. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi;

3. Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;

4. Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em;

5. Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em;

6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác;

7. Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;

8. Cản trở việc học tập của trẻ em;

9. Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật;

10. Đặt cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em.

Ngoài ra, Điều 4 Nghị định 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em về việc Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, khống chế trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi cũng là hành vi vi phạm quyền trẻ em.

– Nói chuyện, viết, dịch, nhân bản sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi âm, ghi hình, dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác nhằm dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, khống chế trẻ em bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức.

– Bắt trẻ em, tập hợp, chứa chấp trẻ em, cho thuê, cho mượn trẻ em để đi lang thang kiếm sống, ăn xin hoặc thực hiện các hoạt động khác nhằm mục đích trục lợi.

Từ các quy định trên, nếu một người có hành vi dụ dỗ, lôi kéo trẻ em bỏ nhà ra đi, hay việc lôi kéo nhằm mục đích nào đó, thì đó là hành vi vi phạm Pháp luật.

Tùy thuộc vào mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi dụ dỗ, lôi kéo này mà người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Pháp luật.

Tội rủ rê trẻ em sẽ bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính

Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/20/2013 quy định việc xử lý các vi phạm hành chính trong việc bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em về vi phạm quy định về cấm dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cha, mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em đi lang thang kiếm sống;

b) Lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi.

Theo như bạn nói là bạn không dụ dỗ cháu bé đó và hơn nữa bạn còn thuê phòng cho cháu ở khi cháu bỏ nhà đi. Và bạn còn có người làm chứng cho việc làm như vậy thì bạn không vi phạm quy định của pháp luật về hành vi dụ dỗ trẻ em.Trong trường hợp này nếu bố mẹ của cháu bé cứ đi nói xấu bạn đã đủ con gái họ bỏ nhà đi thì bạn có thể tố cáo họ tại cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát gần nhất để bảo vệ quyền lợi của mình. Vì như vậy họ đã vi phạm tội vu khống theo quy định của Bộ luật hình sự.

Xử phạt hình sự

Theo Bộ Luật hình sự quy định về tội vu khống:

1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với nhiều người;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người thi hành công vụ;

e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Tội rủ rê trẻ em sẽ bị xử phạt như thế nào?“. Nếu có thắc gì thì xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Tội Dâm ô trẻ em sẽ bị xử lý thế nào?

Với mức độ thông thường thì hành vi: Sờ, nắn, bóp, đụng, chạm (dâm ô) với trẻ em sẽ bị xử phạt đến 3 năm tù. Ở mức độ cao hơn thì mức xử phạt sẽ nặng hơn (Khi nạn nhân tự sát hoặc tâm thần) lên tới 12 năm. Khác với hiếp dâm, cưỡng dâm thì người thực hiện phải có mục đích là giao cấu, còn dâm ô thì người thực hiện chỉ sử dụng những hành vi đụng chạm với người dưới 16 tuổi để thỏa mãn dục vọng mà không để giao cấu.  

Lợi dụng trẻ em vận chuyển ma túy bị xử lý như thế nào?

Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy … 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
… đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội; …
Theo đó, đối với hành vi sử dụng trẻ em vận chuyển trái phép chất ma túy người phạm tội có thể bị phạt tù từ 07 – 15 năm tùy thuộc vào mức độ hành vi.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời