Đăng ký bản quyền kênh youtube theo quy định mới nhất

11/08/2021
Đăng ký bản quyền kênh youtube theo quy định mới nhất
1516
Views

Với một số tính năng ưu việt, khả năng đáp ứng nhiều loại nhu cầu, youtube đã trở thành mạng xã hội có khoảng 2 tỷ người dùng hằng tháng. Tại Việt Nam, việc tìm kiếm, xem – nghe video trên YouTube đã trở thành thói quen hằng ngày của rất nhiều người, đồng thời cũng không nằm ngoài xu thế chung trên thế giới, đang có sự “bùng nổ” các trang YouTube cá nhân. Tuy nhiên, từ đây đặt ra những vấn đề cần quan tâm. Việc Đăng ký bản quyền kênh youtube được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Sư 247 sẽ hướng dẫn bạn tìm hiểu về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thế nào là đăng ký bản quyền kênh youtube?

Youtube là một trang web cho phép chia sẻ video thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: giải trí, xã hội, âm nhạc, phim ảnh, chương trình…, là nơi người dùng có thể tải lên (upload) hoặc tải về (download) các video mà mình cảm thấy hữu ích.

Đăng ký bản quyền tác giả youtube là việc tiến hành các thủ tục cần thiết để bảo hộ quyền của chủ sở hữu với tác phẩm (video) được đăng tải trên trang web của youtube, .

Việc đăng ký bản quyền có thể được thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (tức là hình thức đăng ký quyền liên quan đối với các tác phẩm ghi âm, ghi hình…) theo chính sách của youtube (đăng ký Content ID).

Tại sao phải đăng ký bản quyền kênh youtube?

Việc đầu tư nghiêm túc vào youtube (bao gồm: lên ý tưởng, tự sản xuất video,…) cũng khá là kì công và tốn kém chi phí, thời gian. Thu nhập từ youtube cũng không phải là ít (có những youtuber thu nhập hàng tháng lên đến vài trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng), nó là mảnh đất màu mỡ và là miếng hời béo bở, chính vì vậy có không ít tài khoản lập nên nhưng lại không tự phát triển mà lại chuyên ăn cắp, sao chép lại các video của các kênh khác để làm lợi cho mình, việc này gây ảnh hưởng và tổn thất rất nhiều nhất là đối với youtuber chính thống, nó tạo sự cạnh tranh không lành mạnh…

Chính vì thế Youtube đã có những quy định ngày càng chặt chẽ hơn trong việc bảo vệ bản quyền cho người sử dụng, đơn cử là đã có rất nhiều kênh vi phạm bản quyền đã bị Youtube xóa video và kênh.

Cá nhân, tổ chức tiến hành đăng ký bản quyền tác giả video youtube là việc làm cần thiết, nó chính là việc chủ sở hữu thực hiện các thủ tục cần thiết để bảo hộ quyền của mình đối với các video của mình được đăng tải trên Youtube, đây chính là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ chính quyền lợi của mình.

Đăng ký bản quyền kênh youtube như thế nào?

Để bảo vệ quyền tác giả cho kênh youtube của mình, bạn có thể thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ video dưới dạng tác phẩm cụ thể với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc sử dụng những công cụ bản quyền sẵn có trên Youtube. Tùy thuộc vào mục đích, các cá nhân, tổ chức sẽ lựa chọn hình thức phù hợp.

Đối với hình thức bảo hộ bằng việc đăng ký quyền liên quan cho tác phẩm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả;
  • 02 đĩa CD chứa nội dung video cần đăng ký;
  • Giấy tờ chứng minh tư cách chủ sở hữu: đối với cá nhân là chứng minh nhân dân/Căn cước công dân đối với tổ chức là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Tài liệu chứng minh quyền của người nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sở hữu quyền đó do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
  • Giấy ủy quyền
  • Các loại giấy tờ khác có liên quan.

Bước 2: Nộp hồ sơ:

Người nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả video Youtube có thể là chủ sở hữu, tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn tại Cục Bản quyền tác giả ở Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục (Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng).

Bước 3: Tiếp nhận, thụ lý hồ sơ và trả kết quả:

Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cục Bản quyền tác giả – Bộ văn hóa thể thao và du lịch sẽ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp thì cơ quan quản lý nhà nước phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Đối với hình thức bảo hộ theo chính sách của youtube

Dựa trên các công cụ mà Youtube cung cấp. Hiện tại, Youtube cung cấp các công cụ hỗ trợ bảo hộ bản quyền khác nhau để bạn có thể lựa chọn phù hợp nhất với quy mô, mục đích sử dụng cho kênh của mình. Các công cụ này được chia theo mức độ, bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

  • Dùng biểu mẫu web nếu không thường xuyên yêu cầu gỡ bỏ
  • Copyright Match tool – công cụ dành cho nhu cầu gỡ bỏ thường xuyên
  • Công cụ dành cho nhu cầu gỡ bỏ trên quy mô lớn: Chương trình xác minh nội dung và Content ID

Bước 2: Nộp hồ sơ:

Sau khi hoàn thành xong mẫu, người có yêu cầu chỉ cần nhấn “Gửi” để được youtube xét duyệt. Để được xét duyệt, kênh/tài khoản trên youtube của khách hàng phải có khoảng 10 video và đạt được một số lượng người đăng ký nhất định. Thời gian được phê duyệt phụ thuộc vào chính sách của Youtube.

Bước 3: Tiếp nhận, thụ lý hồ sơ và trả kết quả:

Khi đăng ký qua youtube, nếu được Youtube xét duyệt về bản quyền. Bên cạnh tên kênh của Quý khách hàng sẽ có dấu tích kèm dòng mô tả khi kéo chuột vào. Điều này đồng nghĩa với việc khi các video khác đăng tải có sử dụng hình ảnh; hoặc âm thanh không được cho phép thì sẽ bị youtube gỡ bỏ.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn về Đăng ký bản quyền kênh youtube theo quy định mới nhất. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0936.408.102.

Câu hỏi thường gặp

Địa chỉ cụ thể Cục Bản quyền tác giả ở đâu?

– Tại Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/ 2 phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội;
– Tại TP Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Q quận 3, TP. Hồ Chí Minh;
– Tại Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

Đối với hình thức bảo hộ theo chính sách của youtube có cần chuẩn bị thêm hồ sơ gì không?

Đối với hình thức bảo hộ theo chính sách của youtube. Bạn chỉ cần điền thông tin theo mẫu đăng ký Content ID của youtube; mà không cần chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ khác.

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại các tỉnh khác ngoài Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng?

Trường hợp người nộp đơn không sinh sống hoặc làm việc tại các tỉnh/thành phố trên. Có thể lựa chọn hình thức nộp đơn đăng ký thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú; hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Để lại một bình luận