Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã có cần bằng Luật không? 

24/09/2022
Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã có cần bằng Luật không? 
322
Views

Xin chào mọi người và Luật Sư. Hiện nay xã tôi đang tổ chức tuyển dụng công chức tư pháp hộ tịch. Tôi có thắc mắc về điều kiện tiêu chuẩn tuyển chọn, được xếp lương như thế nào? Công việc của công chức tư pháp hộ tịch cấp xã làm gì? Xin chân thành cảm ơn.  Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết ” Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã có cần bằng Luật không? ” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Chức danh tư pháp – hộ tịch trong Ủy ban nhân dân xã là công chức hay cán bộ?

Theo Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định:

– Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

+ Trưởng Công an;

+ Chỉ huy trưởng Quân sự;

+ Văn phòng – thống kê;

+ Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);

+ Tài chính – kế toán;

+ Tư pháp – hộ tịch;

+ Văn hóa – xã hội.

Theo đó, chức danh tư pháp – hộ tịch trong Ủy ban nhân dân xã là công chức.

Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã có cần bằng Luật không? 

Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã có cần bằng Luật không? 
Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã có cần bằng Luật không? 

Tiêu chuẩn chung

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP quy định:

-Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

– Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

-Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;

– Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.

Ngoài ra căn cứ theo điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định:

Về độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;

Về trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

Về trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông.

Tiêu chuẩn riêng

Căn cứ vào khoản 2, Điều 72, Luật hộ tịch 2014 quy định về tiêu chuẩn tuyển dụng công chức làm công tác hộ tịch như sau:

“2. Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;

b) Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.

Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng công việc tư pháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí công chức tư pháp – hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách.

3.Công chức làm công tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.

  Như vậy, theo quy định trên thì Đối với công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã phải có:

  • Trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;
  • Chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.

Công chức tư pháp hộ tịch ở Ủy ban nhân xã có nhiệm vụ gì?

Tại khoản 6 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định:

– Tham mưu, giúp UBND xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong các lĩnh vực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

– Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;

Thẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và UBND cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn;

Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi; số lượng, chất lượng về dân số trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa – xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn;

Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch trên địa bàn;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch UBND cấp xã giao.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “ Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã có cần bằng Luật không?  “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Công chức tư pháp hộ tịch được xếp lương thế nào?

Bên cạnh tiêu chuẩn, điều kiện được tuyển dụng vào công chức tư pháp hộ tịch, việc xếp lương của đối tượng này cũng được đặc biệt quan tâm.
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 92 năm 2009, công chức tư pháp, hộ tịch sẽ được xếp lương như công chức hành chính. Nhưng nếu chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định nêu trên thì chỉ được hưởng lương bằng 1,18 so với mức lương tối thiểu.

Công chức tư pháp hộ tịch ở Ủy ban nhân dân xã thì có cần đáp ứng về trình độ tin học không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, công chức tư pháp hộ tịch ở Ủy ban nhân dân xã thì có cần đáp ứng về trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông.

Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã hưởng lương từ đâu?

Theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định về chức danh, chức vụ của công chức cấp xã có thể hiểu rằng công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.