Hợp đồng lao động có bắt buộc thông tin nơi ở hiện tại không?

10/09/2022
Hợp đồng lao động có bắt buộc thông tin nơi ở hiện tại không?
309
Views

Xin chào mọi người và Luật Sư. Sắp tới tôi có xin vào một công ty làm việc. Tôi có một số thắc mắc cần được giải đáp như sau. Trong hợp đồng lao động có bắt buộc phải có thông tin nơi ở hiện nay hay không? Trong hợp đồng lao động có yêu cầu cần phải có những thông tin gì? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Hợp đồng lao động có bắt buộc thông tin nơi ở hiện tại không?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Hợp đồng lao động được ký kết thể hiện những nội dung gì?

Tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định nội dung hợp đồng lao động như sau:

“Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên; chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân; Chứng minh nhân dân. Hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.

[…]”

Theo đó, hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu nêu trên.

Hợp đồng lao động có bắt buộc thông tin nơi ở hiện tại không?

Hợp đồng lao động có bắt buộc thông tin nơi ở hiện tại không?
Hợp đồng lao động có bắt buộc thông tin nơi ở hiện tại không?

Theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Luật Cư trú 2020 giải thích nơi ở hiện tại là nơi thường trú. Hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống. Trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú. Thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH. Thì nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động phải thể hiện địa chỉ nơi cư trú của người lao động.

Tại Điều 11 Luật Cư trú 2020 quy định địa chỉ nơi cư trú của người lao động có thể là nơi thường trú, nơi tạm trú. Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại.

Như vậy, trong hợp đồng lao động chỉ cần thể hiện một trong hai nơi nêu trên (nơi thường trú hoặc nơi tạm trú) là được, không bắt buộc phải thể hiện nơi ở hiện tại, còn trường hợp muốn bổ sung thêm nơi ở hiện tại vào hợp đồng lao động thì vẫn được, luật không cấm bổ sung thêm nội dung này.

Nội dung bắt buộc có trong hợp đồng lao động

10 nội dung bắt buộc trong hợp đồng lao động được ghi như sau:

(1) Tên của người sử dụng lao động

– Tên của người sử dụng lao động:

+ Đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Thì lấy theo tên của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức;

+ Đối với tổ hợp tác thì lấy theo tên tổ hợp tác ghi trong hợp đồng hợp tác;

+ Đối với hộ gia đình, cá nhân thì lấy theo họ tên của người đại diện hộ gia đình, cá nhân ghi trong Căn cước công dân. Hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu được cấp;

Địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động

– Địa chỉ của người sử dụng lao động:

+ Đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Thì lấy theo địa chỉ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức;

+ Đối với tổ hợp tác thì lấy theo địa chỉ trong hợp đồng hợp tác;

+ Đối với hộ gia đình, cá nhân thì lấy theo địa chỉ nơi cư trú của hộ gia đình, cá nhân đó; số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có);

– Họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động: ghi theo họ tên, chức danh của người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019.

(2) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ CMND/CCD hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có), số CMND/CCCD hoặc hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền cấp của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019;

– Số giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với người lao động là người nước ngoài;

– Họ tên, địa chỉ nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân. Hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người đại diện theo pháp luật của người chưa đủ 15 tuổi.

(3) Công việc và địa điểm làm việc

– Công việc: những công việc mà người lao động phải thực hiện;

– Địa điểm làm việc của người lao động: địa điểm, phạm vi người lao động làm công việc theo thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.

(4) Thời hạn của hợp đồng lao động

– Thời gian thực hiện hợp đồng lao động (số tháng hoặc số ngày), thời điểm bắt đầu. Và thời điểm kết thúc thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn);

– Thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn).

(5) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh:

+ Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc. Hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019;

+ Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm. Hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;

– Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:

+ Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

+ Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:

– Hình thức trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2019.

– Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019.

(6) Chế độ nâng bậc, nâng lương

Theo thỏa thuận của hai bên về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương. Hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.

(7) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Theo thỏa thuận của hai bên hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy định của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật.

(8) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động

Những loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động theo thỏa thuận của hai bên. Hoặc theo thỏa ước lao động tập thể. Hoặc theo quy định của người sử dụng lao động. Và quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

(9) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

(10)  Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề

Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người sử dụng lao động. Và người lao động trong việc bảo đảm thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “ Hợp đồng lao động có bắt buộc thông tin nơi ở hiện tại không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, hạch toán thuế phụ thuộc…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Có bắt buộc phải ký kết hợp đồng lao động không ?

Các bên cần tiến hành ký kết hợp đồng lao động, trong đó đối với người sử dụng lao động có nghĩa vụ kí hợp đồng trước khi nhận người lao động vào làm việc, cả hai phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động (khoản 1 điều 18 Bộ luật lao động 2012).

Khi ký kết hợp đồng có bắt buộc phải có phụ lục hợp đồng không?

Theo quy định của pháp luật hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Có thể hiểu phụ lục hợp đồng là một dạng văn bản do các bên thỏa thuận ký kết, được ban hành kèm theo hợp đồng để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.

Thời điểm giao kết hợp đồng là gì?

Thời điểm giao kết hợp đồng miệng là thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận xong về nội dung chủ yếu của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.