“Có nên học ngành Luật không” dường như luôn là câu hỏi đầu tiên; nhất là với những học sinh đang bước vào giai đoạn căng thẳng của năm cuối cấp. Và theo nhiều bạn trẻ cho biết, mình thật sự cảm thấy khá lúng túng khi chọn ngành thi, bởi quyết định này phần nhiều chịu ảnh hưởng từ gia đình cũng như những người xung quanh. Vậy có nên theo học ngành luật? Những lý do nên theo ngành nghề này cũng như những khó khăn phải đối mặt với người học là gì? Để giúp các thí sinh dễ dàng hơn cho việc lựa chọn; Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Có nên đăng ký theo học ngành luật hiện nay hay không?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Học ngành Luật là học gì?
Khi học Luật các bạn sẽ được đào tạo các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật; thực tiễn pháp lý; kỹ năng hành nghề luật và đạo đức ngành luật đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó các bạn sẽ được trang bị kỹ năng nghiên cứu; phân tích pháp luật; phân tích rủi ro pháp lý; kỹ năng đàm phán; soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý, tố tụng; tiếp xúc với cơ quan nhà nước; những người có nhu cầu liên quan đến pháp lý,….
Học ngành Luật ra trường làm gì?
Cơ hội nghề nghiệp của nhóm ngành luật luôn đa dạng và hấp dẫn. Cử nhân ngành Luật có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau cả trong về ngoài nhà nước.
Với các cơ quan nhà nước, người học có thể làm thẩm phán; kiểm sát viên; chấp hành viên, điều tra viên, giám định viên; cán bộ tư pháp xã, huyện; chuyên viên pháp lý; cố vấn pháp lý; giáo viên giảng dạy ngành luật hoặc trở thành cán bộ nghiên cứu pháp luật,…
Ngoài nhà nước, người học có thể làm Luật sư; pháp chế doanh nghiệp; bộ phận nhân sự;….
Với sự đa dạng về công việc, tốt nghiệp ngành học này bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn được một công việc, một vị trí đáp ứng đúng sở thích và năng lực của bản thân.
Lý do nên học ngành Luật?
Hiện nay ngành luật cũng được xem là một trong những ngành nghề hấp dẫn được nhiều người lựa chọn. Vậy những lý do nào để người học cân nhắc nên lựa chọn đi theo ngành luật?
Có nhiều lý do để các bạn quyết định gắn bó lâu dài và “đi đến đích” với một ngành học. Với ngành Luật thì những yếu tố sau đây chính là điểm cộng hút thí sinh:
Cơ hội nghề nghiệp
Một trong những lý do đầu tiên mà các thí sinh lựa chọn bên cạnh sự đam mê chính là cơ hội nghề nghiệp sau này. Ngành luật mang đến cho người học nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Trong hầu hết các lĩnh vực của xã hội và đặc biệt là nền kinh tế; luật pháp đóng một vai trò không thể thay thế. Với việc sở hữu khối kiến thức về pháp luật cộng thêm vốn ngoại ngữ tốt, các thí sinh có thể dễ dàng tìm kiếm cho bản thân một công việc phù hợp trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Không chỉ trong lĩnh vực tố tụng mà ngay cả các công việc về lĩnh vực đời sống cũng cần tới. Dễ dàng nhận thấy như các vẫn đề về hợp đồng giao dịch; quyền lợi pháp lý; hôn nhân gia đình,…
Môi trường làm việc chuyên nghiệp
Người làm luật là những người đại diện cho công lý, cho lẽ phải và là người đại diện cho pháp luật của một đất nước. Do đó, môi trường làm việc của ngành Luật luôn được đảm bảo các yếu tố về sự tôn nghiêm và quyền lực. Chưa kể đến nếu bạn làm việc trong các cơ quan nhà nước như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra,… thì yếu tố này càng phải được đảm bảo.
Nguồn thu nhập cao
Chính vì sự cần thiết của ngành nghề này trong cuộc sống mà thu nhập của những người theo ngành nghề luật cũng phải được đáp ứng tương đương. Trên thế giới ngành Luật là 1 trong 10 ngành nghề có thu nhập cao nhất. Tại Việt Nam, thu nhập của các thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên,… luôn có mức thu nhập hợp lý. Đặc biệt mức thu nhập của Luật sư, là mức thu nhập được nhiều người đáng mơ ước.
Khó khăn khi theo đuổi ngành luật
Có những ưu và khuyết điểm trong việc học bất kỳ chuyên ngành nào. Luật cũng không ngoại lệ. Dưới đây là những khó khăn phải đối mặt khi học luật.
Học Luật là học “cả đời”
Trước khi làm việc đòi hỏi bạn phải đáp ứng nhu cầu về bằng cấp. Luật là khóa học kéo dài 4 năm; để tiến xa hơn trong sự nghiệp, bạn cần phải học thêm các chương trình sau đại học; thạc sĩ và tiến sĩ.
Học luật không chỉ hơn bốn năm đại học, nó còn hơn thế nữa. Mặt khác, pháp luật trong nước hiện hành bao gồm hàng trăm nghìn văn bản quy phạm pháp luật. Điều đáng nói là chúng không cố định hoàn toàn, mà sẽ liên tục được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động để thích ứng với các thời kỳ, giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội và đất nước. Vì vậy, đối với nghề này, học luật và bổ sung kiến thức pháp luật là công việc vĩnh viễn không có hồi kết, thậm chí có thể là công việc cả đời.
Khó theo Luật khi không có đam mê
Khi chọn nghề vào những năm cuối cấp 3, các bạn sẽ được định hướng kỹ lưỡng về định hướng nghề nghiệp của mình. Một trong những tiêu chí để chọn ngành học là sự quan tâm và nhiệt huyết. Bất kể bạn làm trong ngành nào, thành công đòi hỏi sự chăm chỉ, nhiệt tình và cam kết. Nếu bạn chọn học luật theo hướng gia đình, hoặc theo xu hướng của xã hội, vì nghề luật sư thu nhập cao nên bạn khó có thể tiến xa và gắn bó lâu dài với nghề này.
Nhiều người cho rằng kiến thức pháp luật thật nhàm chán. Vì vậy, nếu không thực sự đam mê và đam mê, bạn sẽ không đủ kiên trì đối mặt với khó khăn dẫn đến chán nản, dù có kiên trì đến cùng cũng không mang lại hiệu quả cao. Luật là một ngành học có năng lực chuyên môn vững vàng, phẩm chất của những người hành nghề luật sư cũng đã được trau dồi một cách bài bản và nghiêm túc. Nếu muốn chọn chuyên ngành này, bạn phải thực sự xác định rõ lộ trình học tập của mình ngay từ đầu để không bị bỡ ngỡ.
Luật là ngành áp lực cao
Ngành nào cũng có những khó khăn và áp lực nhất định. Nhưng đặc biệt trong ngành luật, sức ép cạnh tranh và đào thải của ngành là rất lớn. Đây cũng được coi là một trong những khó khăn mà nhiều người phải đề phòng khi học luật.
Sinh viên Luật không chỉ cần kiến thức sâu, vững chắc mà còn phải có kỹ năng nghề nghiệp tốt. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể cạnh tranh và có được chỗ đứng trong môi trường làm việc đầy áp lực và cạnh tranh như vậy.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Có nên đăng ký theo học ngành luật hiện nay hay không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Cách viết tờ khai căn cước công dân mới nhất
- Cách tra cứu căn cước công dân gắn chíp làm xong chưa
- Thủ tục làm giấy khai sinh cho con khi không đăng ký kết hôn?
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 2 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012:
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Muốn hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.
Theo quy định tại điều 5 Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012. Luật sư tại Việt Nam hành nghề theo các nguyên tắc sau:
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;
– Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
– Độc lập; trung thực; tôn trọng sự thật khách quan;
– Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người khác trong vụ án hình sự.
Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng trong vụ việc dân sự và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện tư vấn pháp luật.
Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.