Cách viết tờ khai căn cước công dân mới nhất

01/03/2022
Cách viết tờ khai căn cước công dân
1084
Views

Hiện nay, nước ta đang dần số hóa các thủ tục hành chính. Một trong các giấy tờ cần thay đổi đó là đổi từ chứng minh thư sang căn cước công dân gắn chip. Khi đi làm căn cước công dân, cần phải viết tờ khai căn cước công dân. Vậy Cách viết tờ khai căn cước công dân như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Luật Căn cước công dân 2014

Thông tư 41/2019/TT-BCA

Nội dung tư vấn

Cách viết tờ khai căn cước công dân

Căn cước công dân là một trong những loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam. Đây là hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân; bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016. 

Theo Luật căn cước công dân 2014; người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân.

Hướng dẫn cách viết tờ khai căn cước công dân

Cách ghi thông tin trên tờ khai Căn cước công dân như sau:

Mục 1. Họ, chữ đệm và tên: ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên theo giấy khai sinh bằng chữ in hoa, có dấu.

Mục 2. Họ, chữ đệm và tên gọi khác (nếu có): chỉ khai nếu trong giấy khai sinh có tên, họ khác và ghi bằng chữ in hoa đủ dấu.

Mục 3. Ngày, tháng, năm sinh: ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh theo giấy khai sinh. Ngày sinh ghi 02 chữ số, năm sinh ghi đủ bốn chữ số. Đối với tháng sinh từ tháng 3 đến tháng 9 ghi 01 chữ số, các tháng sinh còn lại ghi 02 chữ số.

Mục 4. Giới tính: giới tính nam ghi là “Nam”, giới tính nữ ghi là “Nữ”.

Mục 5. Số CMND/CCCD: ghi rõ số CMND/CCCD đã được cấp lần gần nhất; (nếu là CMND có 9 số thì 3 ô cuối gạch chéo).

Mục 6, 7. Dân tộc, tôn giáo: ghi dân tộc, tôn giáo như trong giấy khai sinh; hoặc giấy tờ chứng nhận dân tộc, tôn giáo của cơ quan có thẩm quyền.

Mục 8. Quốc tịch: ghi quốc tịch như trong giấy khai sinh; hoặc giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền.

Mục 9. Tình trạng hôn nhân: ghi tình trạng hôn nhân hiện tại, cụ thể: chưa kết hôn, đã kết hôn hoặc đã ly hôn.

Mục 10Nhóm máu (nếu có): ghi theo bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu nếu có.

Mục 11. Nơi đăng ký khai sinh: Ghi địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo giấy khai sinh. Trường hợp giấy khai sinh không ghi đầy đủ địa danh hành chính theo cấp xã; cấp huyện, cấp tỉnh thì ghi địa danh hành chính theo giấy khai sinh đó. Trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi; thì ghi theo địa danh hành chính mới đã được thay đổi theo quy định.

Mục 12. Quê quán: Ghi địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo giấy khai sinh, sổ hộ khẩu. Trường hợp các giấy tờ trên không ghi đầy đủ địa danh hành chính theo cấp xã; cấp huyện, cấp tỉnh thì ghi địa danh hành chính theo giấy tờ đó. Trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi; thì ghi theo địa danh hành chính mới đã được thay đổi theo quy định.

Mục 13. Nơi thường trú: ghi đầy đủ, chính xác theo sổ hộ khẩu. Trường hợp công dân trong biên chế chính thức của Quân đội nhân dân; Công an nhân dân đang ở tập trung trong doanh trại; nhà ở tập thể ghi theo giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị cấp cho công dân.

Mục 14. Nơi ở hiện tại: ghi đầy đủ, chính xác nơi ở hiện tại của công dân theo thứ tự số nhà, đường phố; thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Mục 15. Nghề nghiệp: ghi rõ nghề nghiệp đang làm, trường hợp là quân nhân đang tại ngũ thì để trống.

Mục 16. Trình độ học vấn: ghi trình độ học vấn cao nhất (tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp, tốt nghiệp trung học phổ thông, tốt nghiệp trung học cơ sở…).

Các mục 17, 18, 19, 20: ghi đầy đủ họ, chữ đệm, tên, quốc tịch vào các mục tương ứng trong biểu mẫu. Phần số CCCD/CMND công dân có thể ghi hoặc không ghi.

Mục 21: ghi đầy đủ họ, chữ đệm, tên, quốc tịch, số CCCD/CMND vào các mục tương ứng trong biểu mẫu.

Mục 22. Yêu cầu của công dân:

– Cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD: trường hợp cấp lần đầu thì ghi cấp mới; trường hợp hư hỏng, hết thời hạn hoặc có sự thay đổi, sai sót thông tin trên thẻ CCCD hoặc công dân có yêu cầu đổi thẻ thì ghi cấp đổi; trường hợp mất thẻ hoặc được trở lại quốc tịch Việt Nam thì ghi cấp lại.

– Chuyển phát thẻ CCCD đến địa chỉ của công dân:

+ Trường hợp công dân cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD có yêu cầu chuyển phát thẻ thì ghi “có” và ghi đầy đủ địa chỉ nhận, số điện thoại liên hệ.

+ Trường hợp công dân cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD không có yêu cầu chuyển phát thẻ thì ghi “không”.

Mục “Ngày….tháng……..năm…”: ghi rõ ngày, tháng, năm công dân khai tờ khai cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Mục “KẾT QUẢ XÁC MINH“: công dân không ghi mục này.

Lưu ý: Phần “MÃ VẠCH HAI CHIỀU“, “Thời gian hẹn“; “Tại” chỉ áp dụng đối với trường hợp khai trực tuyến, trong đó:

– Phần mã vạch hai chiều mã hóa toàn bộ thông tin nhân thân của công dân; và các thông tin phục vụ quản lý trên Tờ khai Căn cước công dân trực tuyến.

– Mục “Thời gian hẹn“: Công dân đăng ký ngày cụ thể đến cơ quan quản lý căn cước công dân; làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

– Mục “Tại“: Ghi tên cơ quan quản lý căn cước công dân; mà công dân đăng ký đến làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Cách viết tờ khai căn cước công dân mới nhất

Cách viết tờ khai căn cước công dân gắn chíp

Thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip còn được gọi là thẻ căn cước điện tử (viết tắt là e-ID). Đây là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm; bằng lái… thông qua chip điện tử gắn trên thẻ.

Con chip có kích thước tương tự như trên thẻ ATM. Để truy cập vào thông tin nằm trong chip; các thẻ sẽ có điểm kết nối kim loại trên bề mặt; hoặc cho phép đọc dữ liệu không cần tiếp xúc nhờ ứng dụng công nghệ nhận diện qua sóng vô tuyến (RFID). Thẻ CCCD đóng vai trò làm thiết bị nhận diện; xác thực danh tính và thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

Cách viết tờ khai căn cước công dân gắn chip tương tự như cách viết tờ khai căn cước công dân như chúng tôi đã trình bày ở trên.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Cách viết tờ khai căn cước công dân?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề khác như: thành lập công ty trọn gói, tra cứu quy hoạch xây dựng, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền; cấp phép bay Flycam…của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Có cần làm lại các giấy tờ khi đổi sang CCCD gắn chip?

Việc đổi sang CCCD gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số CCCD mã vạch trước đó. Thực tế số định danh trên thẻ CCCD gắn chip với số định danh trên CCCD mã vạch là giống nhau do đó không cần phải đổi các giấy tờ liên quan.
Trong trường hợp người dân đổi từ CMND 9 số sang thẻ căn cước 12 số để thuận tiện thì người dân nên đi làm thủ tục thay đổi thông tin theo quy định với từng loại giấy tờ cần thiết và quan trọng để đồng nhất.

Số thẻ CCCD gắn chip có thay đổi không?

Hiện tại; rất nhiều người dân khi thực hiện đổi từ chứng minh nhân dân (CMND) và thẻ căn cước công dân mã vạch sang thẻ CCCD gắn chip và đều có cùng 1 thắc mắc đó là số thẻ CCCD gắn chip có thay đổi so với số CMND cũ không.
Theo hướng dẫn từ Bộ công an thì:
Mẫu CMND 9 số được cấp theo Quyết định 998/2001/QĐ-BCA(C11) ngày 10/10/2001, theo đó thì số CMND bao gồm 9 số.
Mẫu CCCD gắn chíp được cấp theo Thông tư 06/2021/TT-BCA và số thẻ CCCD gắn chíp gồm 12 số được cấp theo quy định tại Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân 2014.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.