Tôi dù sống tại thị xã nhưng xung quanh có hai hộ chăn nuôi lợn, mỗi nhà khoảng 5-6 con, gây mùi hôi rất khó chịu dù được hàng xóm nhắc nhở nhiều lần. Có nên báo chính quyền khi hàng xóm chăn nuôi gây mất vệ sinh không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Căn cứ pháp lý
Có nên báo chính quyền khi hàng xóm chăn nuôi gây mất vệ sinh không?
Việc chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng được các yêu cầu theo quy định tại Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 như sau:
– Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;
– Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
– Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
Để xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ thì chủ chăn nuôi nông hộ phải thực hiện các yêu cầu theo quy định tại Điều 60 Luật chăn nuôi 2018 như sau:
– Có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh;
– Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
Như vậy, các hộ gia đình khi chăn nuôi lợn thì phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên.
Trường hợp, hộ gia đình không tuân thủ các yêu cầu về chăn nuôi mà gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư thì bị xử lý theo quy định tại Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Nguyên tắc hoạt động chăn nuôi
1. Phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế các vùng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
2. Ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Bảo tồn, khai thác và phát triển hợp lý nguồn gen giống vật nuôi bản địa, nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; tiếp thu nhanh tiến bộ di truyền giống của thế giới; kết hợp chăn nuôi hiện đại với chăn nuôi truyền thống; phát triển chăn nuôi phù hợp với vùng sinh thái.
4. Xã hội hóa hoạt động chăn nuôi; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân trong phát triển chăn nuôi; bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế trong chăn nuôi.
5. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi là hệ thống thông tin liên quan đến chăn nuôi, được xây dựng thống nhất từ trung ương đến địa phương, được chuẩn hóa để cập nhật và quản lý bằng công nghệ thông tin.
2. Nội dung cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chăn nuôi;
b) Cơ sở dữ liệu về giống vật nuôi, nguồn gen giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
c) Cơ sở dữ liệu về cơ sở chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi;
d) Cơ sở dữ liệu về vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh;
đ) Cơ sở dữ liệu khác về chăn nuôi.
3. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi hiện nay
1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
2. Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
3. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
4. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
5. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
6. Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
7. Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
8. Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
9. Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
Chăn nuôi gây mất vệ sinh bị phạt thế nào?
Cá nhân có hành vi nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Bên cạnh đó, người vi phạm quy định trên còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
Có thể bạn quan tâm
- Hành vi trộm chó có bị đi tù không?
- Hành vi ngắt hệ thống camera vào trộm tiệm cầm đồ bị xử lý thế nào?
- Hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid 19 bị xử lý như thế nào theo quy định?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Có nên báo chính quyền khi hàng xóm chăn nuôi gây mất vệ sinh không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
Điều 164 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) cũng quy định, chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.