Bảo hiểm xã hội là một trong những cách thức giúp người lao động khi về già mà vẫn có thu nhập. Nhiều lao động khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng vì chưa đủ số năm đóng BHXH nên không được nhận lương hưu? Vậy có được phép đóng gộp số năm BHXH còn lại để nhận lương hưu hay không? Cần đáp ứng điều kiện gì và thủ tục thực hiện thế nào? Để giúp bạn giải đáp thắc măc này, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Có được phép đóng BHXH một lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Cơ sở pháp lý
Điều kiện để hưởng lương hưu
Để được hưởng lương hưu, theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019; người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc phải có đủ số năm đóng BHXH; đồng thời đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Tuổi nghỉ hưu
Tùy từng đối tượng mà độ tuổi được hưởng lương hưu sẽ khác nhau. Thông thường độ tuổi hưởng lương hưu chính là độ tuổi nghỉ hưu.
Theo Khoản 1, 2 Điều 169 của Bộ luật lao động, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028; và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021; tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam; và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam; và 04 tháng đối với lao động nữ.
Bên cạnh đó, Điều này cũng quy định một số trường hợp đặc biệt được nghỉ hưu trước không quá 5 năm so với độ tuổi nói trên.
– Khoản 3 Điều 169 quy định, người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Khoản 4 Điều 169 quy định Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Số năm đóng bảo hiểm xã hội
Điều 54, Điều 55 Luật BHXH 2014 được sửa bởi điểm a khoản 1 Điều 219 BLLĐ năm 2019; người lao động hầu hết phải tham gia BHXH từ 20 năm trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Quy định này áp dụng cho cả những người lao động làm việc trong điều kiện bình thường; làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại,… và người bị suy giảm khả năng lao động.
Riêng trường hợp lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách cấp xã tham gia BHXH khi đủ tuổi nghỉ hưu chỉ cần có từ đủ 15 năm – dưới 20 năm đóng BHXH thì được hưởng lương hưu.
Có được phép đóng BHXH một lần cho đủ số năm để hưởng lương hưu?
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, nếu người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội thì tùy trường hợp có thể đóng nốt một lần số năm còn lại để hưởng lương hưu. Cụ thể:
Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo Theo khoản 6 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; trường hợp người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) còn thiếu tối đa 6 tháng; người lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu.
Mức đóng hàng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động hàng tháng theo mức tiền lương tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất.
-Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định; thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
-Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định; thì tính bằng mức lương và phụ cấp lương. Từ 1/1/2018 còn bao gồm các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó, nếu người lao động đã đủ tuổi về hưu và còn thiếu tối đa 6 tháng; thì được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu. Trường hợp còn thiếu nhiều hơn 6 tháng, người lao động có thể tham gia đóng BHXH tự nguyện.
Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện
Điều 9, Điều 12 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định, người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng như sau:
– Đóng hằng tháng;
– Đóng 3 tháng/ lần;
– Đóng 6 tháng/ lần;
– Đóng 12 tháng/ lần;
– Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
– Đóng một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng).
Như vậy, nếu thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm và đã đến tuổi về hưu, người lao động được đóng bù một lần cho những năm còn thiếu để được hưởng lương hưu.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Có được phép đóng BHXH một lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
- Không cho người lao động nghỉ không lương theo quy định có bị phạt?
- Người lao động có quyền đơn phương nghỉ việc trong các trường hợp nào?
- Tiền lương làm thêm giờ của người lao động được quy định ra sao?
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau được quy định như sau:
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Theo Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.