Mức đóng BHXH tự nguyện

25/12/2021
Mức đóng BHXH tự nguyện
593
Views

Mức đóng BHXH tự nguyện; Bảo hiểm là một khoản tiết kiệm của người dân để đảm bảo khi già yếu; không đủ sức lao động; khi ôm đau… Hiện nay, có hai loại BHXH là: BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc.

BHXH bắt buộc là loại BH mà bắt buộc 1 cá nhân nào đó bắt buộc phải đóng; BHXH tự nguyện là BH do tự cá nhân tự đóng có sự hỗ trợ của nhà nước. Vậy hiện nay, mức đóng BHXH tự nguyện là bao nhiêu. Sau đây là giải đáp của Luật sư 247.

Căn cứ pháp lý

Luật bảo hiểm xã hội 2014;

Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Quy định chung BHXH tự nguyện

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức; mà người tham gia được lựa chọn mức đóng; phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình;

Và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Đối tượng đóng BHXH tự nguyện

Là Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên; và không thuộc đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội.

Các chế độ BHXH tự nguyện

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

– Hưu trí;

– Tử tuất.

Phương thức đóng BHXH tự nguyện

Khi mua bảo hiểm tự nguyện người mua lựa chọn phương thức đóng BHXH tự nguyện như sau:

– Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;

– Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;

– Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;

– Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

– Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội; đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định; nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng); thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu

Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp đóng một lần cho nhiều năm về sau; hoặc đóng một lần cho những năm còn thiếu quy định; được thực hiện tại thời điểm đăng ký phương thức đóng; và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng.

Lưu ý:

Quá thời điểm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định trên; mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không đóng bảo hiểm xã hội thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng; và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó; thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng; áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng; do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Mức đóng BHXH tự nguyện

Mức đóng BHXH tự nguyện theo tháng

– Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng; do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn; thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn; theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

– Mức đóng 03 tháng; hoặc 06 tháng; hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng; theo quy định trên nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

Mức đóng BHXH tự nguyện một lần

– Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước; chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng; do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

– Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định; được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu; áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng; do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Lưu ý về mức đóng BHXH tự nguyện

– Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng; hoặc 06 tháng; hoặc 12 tháng một lần;

Hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định; mà trong thời gian đó Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn; thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.

– Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng; hoặc 06 tháng; hoặc 12 tháng một lần;

Hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định; mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:

  • Dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
  • Hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định;
  • Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.

Mức hỗ trợ cho người tham gia BHXH tự nguyện

TTNgười tham giaMức đóng thấp nhất hàng tháng Nhà nước chưa hỗ trợTỷ lệ (%) Nhà nước hỗ trợSố tiền Nhà nước hỗ trợ hàng thángMức đóng thấp nhất hàng tháng khi Nhà nước hỗ trợ
1Người thuộc hộ nghèo330.00030%99.000231.000
2Người thuộc hộ cận nghèo330.00025%82.500247.500
3Người thuộc đối tượng khác330.00010%33.000297.000

Trên đây là giải đáp “Mức đóng BHXH tự nguyện”. Nếu có thắc mắc liên quan đến BHXH tự nguyện, các chế độ hãy liên hệ đến hotlien 0833102102 để được hỗ trợ.

Bạn đọc có thể quan tâm

Tham gia BHXH tự nguyện có được hưởng chế độ tử tuất không?

Hưởng lương hưu khi tham gia BHXH tự nguyện

Việc tham gia BHXH tự nguyện có áp dụng cho người nước ngoài không?

Câu hỏi thường gặp

Ai được hưởng đóng BHXH tự nguyện một lần?

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định Người lao động quy định mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 73 của Luật này nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội;
– Ra nước ngoài để định cư;
– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Người đóng BHXH tự nguyện có được thay đổi mức đóng không?

Căn cứ Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định Người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Việc thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện ít nhất là sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.

Đóng thiếu năm BHXH bắt buộc để hưởng lương hưu vậy có được đóng BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu không?

Căn cứ Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định sau.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.