Xin chào Luật sư. Tôi là Hiền, tôi đang có mong muốn góp vốn trong một doanh nghiệp do mình kiểm toán. Nhưng do không hiểu về luật nên tôi lên đây để hỏi Luật sư. Cụ thể là có được mua vốn góp của doanh nghiệp mà mình kiểm toán hay không? Kiểm toán viên mua vốn góp của doanh nghiệp mình kiểm toán bị phạt bao nhiêu tiền? Mong được giải đáp.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư 247
Căn cứ pháp lý
Vốn góp là gì?
Vốn góp là số tiền hoặc tài sản được quy ra tiền (tính bằng Đồng Việt Nam) để tạo thành vốn điều lệ của doanh nghiệp, việc góp vốn có thể được thực hiện trong giai đoạn thành lập doanh nghiệp mới hoặc doanh nghiệp đã thành lập nhưng cần góp thêm vốn điều lệ để phát triển kinh doanh.
Theo đó, căn cứ tại khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm:
- Góp vốn để thành lập công ty;
- Góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Góp vốn được hiểu là hành vi chuyển giao tài sản hay đưa tài sản vào sử dụng trong hoạt động kinh doanh để đổi lấy quyền lợi từ công ty, theo đó, người góp vốn không nhận được bất kỳ một khoản tiền nào từ việc chuyển giao vốn vào công ty nhưng nhận được giá trị khác là quyền lợi trong công ty.
Các hình thức góp vốn vào Doanh nghiệp?
Thứ nhất, góp vốn bằng tài sản:
Về nguyên tắc, mọi tài sản có thể đem góp làm vốn của công ty, như góp vốn tiền mặt, góp vốn bằng hiện vật hay góp vốn bằng quyền. Tuy nhiên, khi thành viên sử dụng tài sản để góp vốn cần lưu ý đối với các quyền của tài sản như việc các tài sản đem góp vốn phải có điều kiện là được phép chuyển giao trong dân sự một cách hợp pháp, bởi lẽ chính việc góp vốn đã là một hành vi chuyển giao tài sản, do đó phải tuân thủ những quy tắc chung có liên quan đến việc chuyển giao tài sản. Trong đó:
Đối với tài sản góp vốn là tiền mặt thì theo quy định đơn vị tiền có thể được góp là đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Đối với hiện vật có thể được góp dưới dạng bất động sản, động sản đã được người góp đăng ký quyền sở hữu, còn động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, vàng là loại tài sản thường được sử dụng nhiều nhất.
Đối với góp vốn bằng quyền thì được phép góp dưới một số dạng như: quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm kinh doanh, quyền hưởng dụng hay sản nghiệp thương mại.
– Góp vốn bằng tri thức
Góp vốn bằng tri thức có thể được hiểu là góp vốn bằng chính khả năng của cá nhân thể hiện thông qua khả năng nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, chế tác, tổ chức sản xuất, kinh doanh, có thể đưa trực tiếp vào hoạt động…
Có một điều cần lưu ý đối với trường hợp này là người góp vốn bằng tri thức phải đảm bảo rằng tri thức của mình ra phục vụ một cách minh bạch và trung thực cho lợi ích của công ty, chứ không phải là lấy tri thức của người khác mang về công ty để thực hiện. Tuy nhiên việc góp vốn bằng tri thức có thể mang lại khó khăn trên nhiều phương diện như: tính trị giá phần vốn góp để chia sẻ quyền lợi công ty, chứng minh sự vi phạm nghĩa vụ của người góp vốn.
– Góp vốn bằng hoạt động hay công việc. Trong góp vốn bằng hoạt động hay công việc thì người góp vốn phải cam kết thực hiện những hành vi cụ thể có thể quy trị giá được bằng tiền. Bởi lẽ việc góp vốn bằng hoạt động, bằng công việc được thể hiện một cách công khai và phải tạo ra được giá trị tức thời để trực tiếp duy trì kinh doanh.
Có được mua vốn góp của doanh nghiệp mà mình kiểm toán?
Theo Khoản 1 Điều 13 Luật kiểm toán độc lập 2011 nghiêm cấm thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mua, nhận biếu tặng, nắm giữ cổ phiếu hoặc phần vốn góp của đơn vị được kiểm toán không phân biệt số lượng;
b) Mua, bán trái phiếu hoặc tài sản khác của đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
c) Nhận hoặc đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ đơn vị được kiểm toán ngoài khoản phí dịch vụ và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng đã giao kết;
d) Sách nhiễu, lừa dối khách hàng, đơn vị được kiểm toán;
đ) Tiết lộ thông tin về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán chấp thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
e) Thông tin, giới thiệu sai sự thật về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
g) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, thông đồng với khách hàng và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác;
h) Thực hiện việc thu nợ cho đơn vị được kiểm toán;
i) Thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ kiểm toán và báo cáo sai lệch kết quả kiểm toán;
k) Giả mạo, khai man hồ sơ kiểm toán;
l) Thuê, mượn chứng chỉ kiểm toán viên và Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán để thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
m) Cung cấp dịch vụ kiểm toán khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;
n) Hành vi khác theo quy định của pháp luật;
Như vậy, việc mua phần vốn góp của doanh nghiệp được kiểm toán là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm cho nên bạn không được thực hiện hành vi này.
Kiểm toán viên mua vốn góp của doanh nghiệp mình kiểm toán bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 1 Điều 49 Nghị định 41/2018/NĐ-CP phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông tin, giới thiệu sai sự thật về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
b) Mua, nhận, biếu, tặng, nắm giữ cổ phiếu hoặc phần vốn góp của đơn vị được kiểm toán không phân biệt số lượng;
c) Mua, bán trái phiếu hoặc tài sản khác của đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
d) Nhận hoặc đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ đơn vị được kiểm toán ngoài khoản tiền dịch vụ và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng đã giao kết;
đ) Sách nhiễu, lừa dối khách hàng, đơn vị được kiểm toán;
e) Can thiệp vào hoạt động kinh doanh của khách hàng, đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán;
g) Thực hiện thu nợ cho đơn vị được kiểm toán.
Theo đó, nếu bạn mua vốn góp của doanh nghiệp mà bạn kiểm toán thì thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Có được mua vốn góp của doanh nghiệp mà mình kiểm toán hay không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, thủ tục sang tên nhà đất, của Luật sư , hãy liên hệ: : 0833102102.
Có thể bạn quan tâm
- Góp vốn thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như thế nào?
- Người đang trong tù có được góp vốn không?
- Thủ tục xin chấp thuận góp vốn vào Việt Nam của thương nhân nước ngoài
Câu hỏi thường gặp
Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.
Theo Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020, Tài sản góp vốn bao gồm:
– Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
– Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật
Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.
Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
Biên bản giao nhận phải có các ghi rõ những nội dung như sau:
– Tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty;
– Họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn;
– Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn;
– Tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;
– Ngày giao nhận;
– Chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.