Đăng ký quyền sở hữu logo theo quy định năm 2022

01/07/2022
Đăng ký quyền sở hữu logo theo quy định
413
Views

Khi chủ sở hữu logo thiết kế ra logo cho mình hoặc công ty mình cần nhanh chong đăng ký quyền sở hữu đối với logo đó. Khi đăng ký sở hữu độc quyền logo sẽ đương nhiên sở hữu độc quyền với logo đó và có quyền cấm các chủ thể khác sử dụng logo của mình. Vậy, đăng ký quyền sở hữu logo theo quy định như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng Luật sư 247 nhé.

Căn cứ pháp lý

Đăng ký quyền sở hữu logo là gì?

Đăng ký quyền sở hữu logo hay nói cách khác là đăng ký logo. Đăng ký logo là việc doanh nghiệp, chủ sở hữu logo thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ.

Để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với Logo, ngay sau khi sáng tạo ra Logo của mình thì chủ sở hữu nên nhanh chóng tiến hành các thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với Logo. Việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với Logo nên và cần thực hiện theo cả hai hình thức là đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả và đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Đăng ký quyền sở hữu logo là gì?
Đăng ký quyền sở hữu logo là gì?

Đăng ký quyền sở hữu logo theo hình thức đăng ký nhãn hiệu

Điều kiện để đăng ký quyền sở hữu logo

Theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ về Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác

Một nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ khi đáp ứng được khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo quy định tại Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ.

Thủ tục đăng ký quyền sở hữu logo

Bước 1: Chuẩn bị logo và những sản phẩm/dịch vụ muốn đăng ký quyền sở hữu logo

Nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký quyền sở hữu logo chính là sản phẩm/dịch vụ sẽ được gắn logo lên nên trước khi thực hiện thủ tục đăng ký logo, các cá nhân hoặc doanh nghiệp cần thiết kế logo, hình ảnh cho sản phẩm/dịch vụ. Trong quá trình thiết kế cần chú ý để không bị trùng hay dễ gây nhầm lẫn với những thương hiệu, logo có trước đó. Tránh việc thiết kế logo nhưng không đúng theo quy định của Luật dẫn đến trường hợp logo bị từ chối đăng ký sau khi thiết kế xong.

Bước 2: Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký quyền sở hữu logo

Hiện nay, có rất nhiều cá nhân/doanh nghiệp nộp đơn đăng ký logo, để đảm bảo khả năng đăng ký của logo được cao, nên tiến hành tra cứu trước khi nộp đơn, để xem có bị trùng lặp hay có nhiều điểm giống với các logo đã đăng ký trước đó không. Khi đã hoàn tất việc kiểm tra, có thể nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ.

Lưu ý: Bước tra cứu đánh giá khả năng đăng ký logo không có trong quy định bắt buộc. Nhưng để không làm mất thời gian, chi phí khi nộp đơn đăng ký logo thì việc làm này là khá cần thiết. Để độ chính xác cao thì bạn nên tra cứu có trả phí tra cứu từ Cục sở hữu trí tuệ, kết quả chính xác là trên 90%.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn đăng ký logo ở Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi tiến hành 2 bước trên,cần nhanh chóng nộp đơn đăng ký logo độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ để được ưu tiên làm sớm. Đơn sẽ được thẩm định qua nhiều giai đoạn khác nhau trước khi cơ quan đăng ký cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận (nếu từ chối, sẽ có lý do từ chối của Cục sở hữu trí tuệ).

Đăng ký quyền sở hữu logo theo pháp luật
Đăng ký quyền sở hữu logo theo pháp luật

Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký quyền sở hữu logo

Đơn đăng ký khi nộp sẽ được thẩm định bởi phòng đăng ký của cục sở hữu trí tuệ, xem đã đầy đủ thông tin về kích thước, màu sắc của mẫu logo, phí đăng ký nộp chưa?… Thời gian tiến hành thẩm định khoảng 1 – 2 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký. Nếu đơn nộp hợp lệ, không có vấn đề gì thì cục sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra thông báo cho chủ sở hữu.

Công bố đơn đăng ký trên công báo sở hữu công nghiệp: Vào mỗi tháng, Cục sở hữu trí tuệ sẽ phát hành 02 công báo đơn là: cho những đơn đã nộp; cho những đơn đã được cấp văn bằng bảo hộ. Trên 2 công báo này, các chủ sở hữu sẽ thấy đơn đăng ký của mình (nếu hợp lệ).

Bước 5: Thẩm định nội dung đơn

Thẩm định nội dung đơn sẽ mất từ 12 – 15 tháng. Khoảng thời gian này rất quan trọng, quyết định đến khả năng đăng ký logo. Nếu được, chủ sở hữu sẽ nhận được thông báo nộp phí cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Bước 6: Cấp văn bằng bảo hộ đơn đăng ký quyền sở hữu logo cho chủ đơn

Sau khi chủ đơn nộp đầy đủ phí sẽ nhận được văn bằng bảo hộ đăng ký logo (thời gian nhận từ 1 – 2 tháng). Tổng thời gian từ khi nộp đơn đến khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký sẽ vào khoảng từ 12 – 16 tháng, nhưng do số lượng đơn đăng ký thực tế là quá lớn nên thời gian thực tế sẽ khoảng từ 22 – 28 tháng.

Lưu ý: Chi phí của việc đăng ký logo là bao nhiêu thì phụ thuộc vào số lượng, sản phẩm/dịch vụ được gắn logo lên.

Hồ sơ đăng ký quyền sở hữu logo

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (logo) theo mẫu của Cục SHTT;
  • Nhóm sản phẩm/dịch vụ mà logo muốn đăng ký quyền sở hữu;
  • 05 mẫu logo (nhãn hiệu) in trên giấy A4;
  • Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền của chủ sở hữu;
  • Tài liệu khác liên quan (nếu có)
Thủ tục đăng ký quyền sở hữu logo
Thủ tục đăng ký quyền sở hữu logo

Đăng ký quyền sở hữu logo dưới hình thức đăng ký bản quyền tác giả

Bước 1: Soạn thảo Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả logo

Sau khi xác định xong loại hình tác phẩm sẽ được đăng ký bảo hộ, tác giả hoặc chủ sở hữu sẽ chuẩn bị Hồ sơ theo thông tin Thiên Di đã nêu ở trên.

Nếu trong trường hợp ủy quyền cho Thiên Di thì cần chuẩn bị những điều sau:

  • Tờ khai (đơn) đăng ký bản quyền tác giả logo theo mẫu của Cục bản quyền tác giả

Lưu ý: Tờ khai đăng ký sẽ được lập bằng tiếng Việt, chủ đơn đăng ký hoặc tổ chức được ủy quyền phải hoàn thành đầy đủ thông tin được ghi tờ khai bao gồm các thông tin cơ bản như (i) thông tin về chủ sở hữu tác phẩm (ii) thông tin về tác giả (iii) thông tin về công ty được ủy quyền đăng ký (iv) thông tin về tác phẩm đăng ký (v) thông tin về ngày hoàn thành tác phẩm, ngày tác phẩm công bố, hình thức công bố, tóm tắt về tác phẩm…vv.

  • 02 bản tác phẩm đăng ký. Đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: 02 bản in trên giấy A4 tác phẩm có chữ ký hoặc dấu của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;
  • Giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng ủy quyền
  • Bản gốc giấy tờ xác nhận quyền nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp được kế thừa, chuyển giao…
  • Văn bản thỏa thuận giữa các tác giả trong trường hợp tác phẩm có nhiều tác giả (đồng tác giả)
  • Trường hợp tác phẩm đăng ký bản quyền thuộc sở hữu chung sẽ cần có giấy xác nhận đồng ý của các đồng sở hữu khác.
  • Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của tác giả (bản sao)
  • Giấy cam đoan của tác giả
  • Bản sao giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập…vv (trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân, tổ chức)
  • Quyết định giao việc trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân hoặc hợp đồng thuê bên khác sáng tác ra tác phẩm.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả logo

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền

Hồ sơ đăng ký bản quyền có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện. Tuy nhiên, để tránh những phát sinh không cần thiết và trong trường hợp có điều kiện, chủ đơn vẫn nên nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký bản quyền tới các địa chỉ sau:

Địa chỉ đăng ký bản quyền tác giả tại Hà Nội

Phòng Đăng ký Bản quyền tác giả, quyền liên quan thuộc Cục Bản quyền tác giả

Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội. ĐT: 024.38 234 304.

Địa chỉ đăng ký bản quyền tác giả tại Hồ Chí Minh

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh:

Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 028.39 308 086

Địa chỉ đăng ký bản quyền tác giả tại Đà Nẵng

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng:

Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. ĐT: 0511.3 606 967

Đăng ký quyền sở hữu logo như thế nào?
Đăng ký quyền sở hữu logo như thế nào?

Bước 3: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả logo sau khi nộp

Hồ sơ sau khi nộp tới Cục bản quyền tác giả, sẽ được các chuyên viên thẩm định trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, trong quá trình thẩm định chuyên viên có thể sẽ yêu cầu người nộp đơn sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ để được chấp nhận hợp lệ.

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho logo đăng ký

Sau khi thẩm định hồ sơ và xác nhận hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu để ghi nhận quyền sở hữu cho chủ sở hữu.

Thời gian đăng ký bản quyền tác giả logo

Trong thời hạn 20-35 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả logo, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ logo của luật sư 247

Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh, dễ biến đổi. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ Logo sẽ khiến logo có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng. Trong khi đó, quy trình đăng ký bảo hộ logo với nhiều thủ tục, nếu các doanh nghiệp tự thực hiện sẽ gặp nhiều rủi ro. Việc sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo của Luật Sư 247 sẽ khiến quý khách yên tâm trong từng khâu thực hiện:

  • Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc đăng ký bảo hộ Logo.
  • Tư vấn hình thức đăng ký bảo hộ Logo phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
  • Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.
  • Là đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ đăng ký, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí.
  • Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
  • Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có).
  • Tiếp nhận các loại giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ Logo và bàn giao tới Quý khách hàng.
  • Làm khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (nếu có).
  • Tư vấn xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với Logo đã đăng ký (nếu có).

Chi phí đăng ký dịch vụ bảo hộ Logo của Luật sư 247

Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Mời bạn tham khảo bảng dịch vụ đăng ký bảo hộ logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của chúng tôi

Bảng giá dịch vụ đăng ký logo của Luật sư 247
Bảng giá dịch vụ đăng ký logo của Luật sư 247

Video Luật sư 247 giải đáp về đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Đăng ký quyền sở hữu logo theo quy định năm 2022”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn. Nếu quý khách có nhu cầu khác như giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo, Tạm ngừng kinh doanh,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn bảo hộ và phạm vi bảo hộ quyền sở hữu logo?

Logo khi đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ có thời hạn bảo hộ là 10 năm. Chủ sở hữu có thể tiến hành gia hạn thêm nhiều lần liên tiếp, đến khi không còn nhu cầu sử dụng tiếp tục. Thậm chí, có thể chuyển nhượng cho một bên khác thông qua đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục sở hữu trí tuệ.
Phạm vi bảo hộ của logo khi được chấp nhận bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ là trong phạm vi quốc gia đã được đăng ký. Nếu chủ sở hữu muốn được bảo hộ ở quốc gia nào, chủ sở hữu cần phải nộp đơn trực tiếp tại quốc gia đó hoặc nộp đơn thông qua thỏa ước quốc tế mà tại đó Việt Nam và quốc gia đó là thành viên.
Thời gian bảo hộ quyền tác giả là 50 năm đến vô hạn

Có bắt buộc đăng ký quyền sở hữu logo không?

Pháp luật Việt Nam vẫn chưa có những quy định bắt buộc các cá nhân/tổ chức phải đăng ký logo của mình. Nhưng thực tế ngày càng xảy ra nhiều trường hợp bị xâm phạm nhãn hiệu, thương hiệu, do đó việc đăng ký quyền sở hữu logo sẽ giúp các doanh nghiệp phòng tránh được những rủi ro đáng tiếc và là cơ sở để pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra

Quyền sở hữu là gì?

Theo Điều 158 Bộ luật dân sự năm 2015: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Như vậy, quyền sở hữu là quyền của duy nhất của chủ sở hữu đối với tài sản; quyền sở hữu là quyền tổng hợp của các quyền năng cụ thế đối với tài sản, đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.