Đăng ký độc quyền thương hiệu hiện nay năm 2022

23/06/2022
Đăng ký độc quyền thương hiệu
430
Views

Hiện tượng các thương hiệu tương tự, gây nhầm lẫn với nhau hay các hành vi xâm phạm thương hiệu xuất hiện ngày càng nhiều. Điều đó gây rất nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp, thậm chí có thể đẩy doanh nghiệp đến nguy cơ thua lỗ. Vì vây, doanh nghiệp cần đăng ký độc quyền thương hiệu để bảo hộ thương hiệu của mình. Luật sư 247 sẽ hướng dẫn đăng ký độc quyền thương hiệu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Đăng ký độc quyền thương hiệu là gì?

Độc quyền thương hiệu có nghĩa là chỉ duy nhất một mình bạn được quyền sử dụng thương hiệu của mình một cách hợp pháp trong quá trình kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký bảo hộ.

Đăng ký độc quyền thương hiệu là việc chủ sở hữu của một thương hiệu hay một nhãn hiệu nộp đơn cho cục sở hữu trí tuệ nhằm mục đích đăng ký độc quyền cho sản phẩm thuộc lĩnh vực mình đăng ký. Việc này vô cùng quan trọng bởi nó có thể giúp chủ sở hữu sản phẩm hay thương hiệu được bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, ngăn chặn không cho người khác sử dụng tên hay sản phẩm của mình. Khi mà thương hiệu đã được đăng ký độc quyền thì sẽ nhận được sự bảo vệ nhất định từ pháp luật, chủ sở hữu cũng có thể kiện hoặc nhận được khoản bồi thường nếu có bất kì tổ chức hay cá nhân khác sử dụng vào sản phẩm đó.

Tư vấn đăng ký độc quyền thương hiệu

Tại sao phải đăng ký độc quyền thương hiệu?

  • Thứ nhất: tạo cơ sở pháp lý để doanh nghiệp được độc quyền sử dụng thương hiệu. Nếu thương hiệu đạt yêu cầu, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ cấp cho người nộp đơn (cá nhân hoặc doanh nghiệp) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Bằng độc quyền thương hiệu) và đây là tài liệu chứng minh cho việc được quyền độc quyền của người sử dụng thương hiệu
  • Thứ hai: là căn cứ để ngăn cản, xử lý các bên vi phạm thương hiệu. Doanh nghiệp có thể dựa vào Bằng độc quyền để yêu cầu bên vi phạm thương hiệu của mình chấm dứt hành vi xâm phạm thương hiệu hoặc đề nghị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
  • Thứ ba: đăng ký độc quyền thương hiệu sẽ tạo uy tín và nâng cao sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Việc đăng ký độc quyền thương hiệu sẽ chứng minh cho khách hàng và đối tác thấy rằng doanh nghiệp có một kế hoạch phát triển bền vững và lâu dài, từ đó tạo dựng được niềm tin cần thiết.
  • Thứ tư, thương hiệu khi được cấp Bằng độc quyền sẽ trở thành tài sản của doanh nghiệp. Thương hiệu được công nhận là một loại tài sản và giá trị theo thời gian sẽ tăng tùy vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu hàng đầu thế giới có giá trị hàng trăm tỷ đô la như Apple, Google, Amazon, Microsoft, Cocacola, Sam Sung, v.v. Đặc biệt, đối với các thương hiệu trong lĩnh vực thời trang như Gucci, Chanel, YSL, v.v. thì giá trị còn cao hơn cả tài sản hữu hình của công ty sở hữu thương hiệu.
  • Thứ năm: thương hiệu đã được cấp Bằng độc quyền tạo cơ sở để cho thuê, bán lại hoặc nhượng quyền. Một số thương hiệu được nhượng quyền như Milano, Trung Nguyên, Tocotoco, Petrolimex, v.v.
Đăng ký độc quyền thương hiệu hiện nay
Đăng ký độc quyền thương hiệu hiện nay

Làm thế nào để đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu?

Để đăng ký bảo hộ thương hiệu, các cá nhân, doanh nghiệp phải nộp tờ khai đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ. Sau khi tờ khai được nộp đúng với quy định, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ xem xét thương hiệu có đủ điều kiện bảo hộ hay không trước khi đưa ra quyết định bằng văn bản chấp nhận hay từ chối bảo hộ độc quyền cho thương hiệu.

Theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu Trí tuệ thì cả tổ chức (bao gồm các loại hình doanh nghiệp, v.v.) và cá nhân đều có quyền đăng ký độc quyền thương hiệu do mình sử dụng.

Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu

  • Không được độc quyền thương hiệu
  • Không có quyền tài sản đối với thương hiệu
  • Có thể bị người khác đăng ký mất thương hiệu
  • Không được sử dụng thương hiệu nếu người khác đã đăng ký mất

Cách đăng ký độc quyền thương hiệu

Bước 1: Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký của thương hiệu

Doanh nghiệp có thể tra cứu thương hiệu (nhãn hiệu) (có thu lệ phí) tại dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ để có kết quả tra cứu chính xác cao hơn

Đường link tra cứu nhãn hiệu sơ bộ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUl/WSearch.php

Tra cứu có phí bảo đảm 100% khả năng nhãn hiệu đăng ký thành công. Kết quả hình ảnh cho đăng ký thương hiệu độc quyền.

Bước 2: Nộp đơn đăng ký độc quyền thương hiệu

Doanh nghiệp sau khi chốt thương hiệu (nhãn hiệu) của mình, doanh nghiệp sẽ kê khai và hoặc thông qua đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Doanh nghiệp nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Ngày nộp đơn sẽ có số đơn và ngày ưu tiên. Theo định dạng 4-2019-0001 ngày 01-01-2019.

Công văn nhận được lần 1: Kết quả thẩm định hình thức. Thời hạn thẩm định hình thức 01 – 02 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm. Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đóng công bố đơn. Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền: Thời hạn công bố đơn 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

Công văn lần 2: Kết quả thẩm định nội dung. Thời hạn thẩm định nội dung: 10-12 tháng kể từ ngày công bố đơn (thực tế hiện nay là 2 năm do Cục SHTT bị quá tải việc xử lý đơn).

Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ đề cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho thương hiệu (nhãn hiệu) của doanh nghiệp.

Công văn 3: Cấp văn bằng nhãn hiệu độc quyền. Thời hạn cấp văn bằng: 02-05 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phó cấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Đăng ký độc quyền thương hiệu như thế nào
Đăng ký độc quyền thương hiệu như thế nào

Thời hạn bảo hộ thương hiệu

Thương hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn.

Do vậy, thương hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

Hồ sơ đăng ký độc quyền thương hiệu

  • Tờ khai (02 bản),
  • Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu,
  • Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có: quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể nhân hiệu chứng nhận:

+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dung cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý).

+ Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa là của đặc sản địa phương).

+ Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chi nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương)

  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)

Thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu bao gồm: Đơn đăng ký thương hiệu độc quyền theo mẫu có sẵn, mẫu nhãn hiệu của danh mục hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp lệ phí.

Bước 2: Thẩm định hình thức hợp lệ của đơn đăng ký

Bước 3: Công bố đơn hợp lệ

Bước 4: Thẩm định nội dung

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận độc quyền cho doanh nghiệp.

Đăng ký độc quyền thương hiệu theo quy định
Đăng ký độc quyền thương hiệu theo quy định

Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật sư 247

Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:

  • Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ khiến thương hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
  • Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
  • Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.

Lợi ích Luật Sư 247 mang lại cho khách hàng

1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư 247; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật sư 247 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Mời bạn tham khảo bảng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu – nhãn hiệu của chúng tôi

Bảng giá dịch vụ bảo họ nhãn hiệu của Luật sư 247
Bảng giá dịch vụ bảo họ nhãn hiệu của Luật sư 247

Video Luật sư 247 giải đáp về đăng ký bảo hộ thương hiệu

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ với Luật sư 247

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Đăng ký độc quyền thương hiệu hiện nay năm 2022“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty, dịch vụ giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu, dịch vụ đăng ký thương hiệu, dịch vụ bảo hộ thương hiệu… của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Thuật ngữ đăng ký thương hiệu sản phẩm và đăng ký thương hiệu dịch vụ khác nhau như thế nào?

Tất cả các thương hiệu sẽ được bảo hộ nếu như gắn liền với 1 dịch vụ hay 1 sản phẩm nào đó. Hay nói cách khác sẽ có 2 đối tượng đăng ký thương hiệu là đăng ký thương hiệu sản phẩm khi gắn với một sản phẩm cụ thể và đăng ký thương hiệu dịch vụ khi gắn với một dịch vụ nào đó.
Ví dụ như doanh nghiệp có sản xuất và kinh doanh mặt hàng thời trang, đồng thời có mở thêm các cửa hàng để bán sản phẩm tại nhiều địa điểm khác nhau. Trong trường hợp này, doanh nghiệp vừa sản xuất sản phẩm quần áo thời trang vừa treo biển thương hiệu tại các cửa hàng. Vì thế doanh nghiệp sẽ cần đăng ký thương hiệu cho nhóm sản phẩm (quần áo) và đăng ký thương hiệu cho nhóm dịch vụ (kinh doanh quần áo).

Đăng ký thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu khác nhau ở đâu?

Trong quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì thương hiệu (phần chữ) hoặc logo (phần hình) đều được gọi là nhãn hiệu nên đăng ký thương hiệu chính là đăng ký nhãn hiệu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.