Nội dung chứng từ kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh?

09/07/2022
525
Views

Xin chào Luật sư. Tôi là Minh Tuấn hiện đang là chủ của một hộ kinh doanh chuyên về phân bón. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là nội dung chứng từ kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý Luật sư.

Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư 247:

Căn cứ pháp lý

Thông tư 88/2021/TT-BTC

Luật kế toán 2015

Chứng từ kế toán là gì?

Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.

Chứng từ kế toán áp dụng cho hộ kinh doanh từ năm 2022

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 88/2021/TT-BTC, chứng từ kế toán được hướng dẫn như sau:

  • Nội dung chứng từ kế toán, việc lập, lưu trữ và ký chứng từ kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng theo quy định tại Điều 16, Điều 18, Điều 19 Luật kế toán và thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 1 “Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư 88.
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định tại Điều 17, Điều 18 Luật Kế toán về việc lập và lưu trữ chứng từ kế toán dưới dạng điện tử để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
  • Nội dung, hình thức kinh doanh áp dụng chứng từ kế toán theo danh mục sau đây. Các biểu mẫu này quý khách có thể tìm xem cụ thể tại Thông tư 88/2021/TT-BTC. Cụ thể:
STTTên chứng từKý hiệu
1.Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụMẫu số S1 – HKD
2.Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóaMẫu số S2-HKD
3.Sổ chi phí sản xuất, kinh doanhMẫu số S3-HKD
4.Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nướcMẫu số S4-HKD
5.Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao độngMẫu số S5-HKD
6.Sổ quỹ tiền mặtMẫu số S6-HKD
7.Sổ tiền gửi ngân hàngMẫu số S7-HKD
IICác chứng từ quy định theo pháp luật khác
8.Hóa đơn
9.Giấy nộp tiền vào NSNN
10.Giấy báo Nợ, Giấy báo Có của ngân hàng
11.Ủy nhiệm chi
Nội dung chứng từ kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh?
Chứng từ kế toán năm 2022

Một số mẫu chứng từ kế toán năm 2022

Đối với phiếu thu

Mục đích: Nhằm xác định số tiền mặt thực tế nhập quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền nhập quỹ và ghi sổ quỹ tiền mặt. Mọi khoản tiền mặt nhập quỹ đều phải có Phiếu thu.

Đối với phiếu chi

Mục đích: nhằm xác các khoản tiền mặt thực tế xuất quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ tiền mặt. Mọi khoản tiền mặt xuất quỹ đều phải có phiếu chi.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Đối với phiếu nhập kho

Mục đích: nhằm xác định số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập kho làm căn cứ nhập kho và ghi sổ chi tiết, vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.

Đối với phiếu xuất kho

Mục đích: nhằm xác đinh số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho cho các bộ phận sử dụng của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh làm căn cứ để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh.

Đối với bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động

Mục đích: bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản tiền thưởng và thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc tại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đồng thời làm căn cứ để thống kế về lao động tiền lương.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Nội dung chứng từ kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được quy định thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, thủ tục sang tên nhà đất, của Luật sư , hãy liên hệ: : 0833102102.

Có thể bạn quan tâm

Các câu hỏi thường gặp

Xác định doanh thu, chi phí, nghĩa vụ thuế như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 88/2021/TT-BTC thì việc xác định doanh thu, chi phí, nghĩa vụ thuế đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

Thông tư 88/2021/TT-BTC dành cho ai?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 88/2021/TT-BTC thì đối tượng áp dụng Thông tư này là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo quy định của pháp luật về thuế. Các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện phải thực hiện chế độ kế toán nhưng có nhu cầu thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư này thì được khuyến khích áp dụng

Tổ chức công tác kế toán như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 88/2021/TT-BTC thì tổ chức công tác kế toán được thực hiện như sau:
–         Việc bố trí người làm kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh do người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quyết định. Người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thể bố trí cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoặc bố trí người làm quản lý, điều hành, thủ tục kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản kiêm nhiệm làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
–         Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện chế độ kế toán hưỡng dẫn tại Thông tư này hoặc được lựa chọn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ cho phù hợp với như cầu quản lý và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
–         Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định tại Điều 41 Luật Kế toán và các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 để bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán nhằm phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh với ngân sách nhà nước và công tác quản lý hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh của cơ quan thuế.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.