Người đang trong tù có được góp vốn không?

17/05/2022
439
Views

Xin chào Luật sư. Bạn của tôi hiện đang chấp hành án phạt tù nhưng vấn muỗn góp vốn vào công ty của tôi để có thể kinh doanh. Vậy cho tôi hỏi người đang trong tù thì có được góp vốn vào công ty hay không? Xin cám ơn luật sư.

Người chấp hành án phạt tù là đối tượng đang bị giam giữ và hạn chế quyền tự do đi lại. Họ bị buộc phải chấp hành án tại cơ sở giam giữ và bị hạn chế một số quyền nhất định. Vậy liệu đối tượng này có được phép góp vốn vào công ty để kinh doanh? Người chấp hành án phạt tù có những quyền gì? Để giải đáp vấn đề này,  Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Người đang trong tù có được góp vốn không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định về người chấp hành án phạt tù

Người chấp hành án phạt tù là ai?

Người chấp hành án phạt tù còn được gọi cái tên khác là phạm nhân.

Theo Khoản 1, 2 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định:

“1.Người chấp hành án là người bị kết án, phải chịu hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành.

2. Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.

Theo đó có thể hiểu: Người chấp hành án phạt tù hay phạm nhân là người bị Tòa án ra quyết định phải chấp hành hình phạt tù; và phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo trong cơ sở giam giữ; để họ trở thành người có ích cho xã hội.

Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt tù

Theo Điều 27 Luật thi hành án hình sự 2019; thì phạm nhân có các quyền và nghĩa vụ sau:

Quyền của người chấp hành án phạt tù

a) Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;

b) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;

c) Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;

d) Được lao động, học tập, học nghề;

đ) Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;

e) Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;

g) Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

h) Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

i) Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;

k) Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.

Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt tù

a) Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;

c) Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;

d) Lao động, học tập, học nghề theo quy định;

đ) Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khácthì phải bồi thường.

Quy định về quyền thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp

Về việc thành lập, quản lý Doanh nghiệp cũng như góp vốn vào góp vào công ty được quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp như sau:

Những chủ thể không có quyền quản lý doanh nghiệp

“Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.”

Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

……e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Những người không có quyền góp vốn vào doanh nghiệp

Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này; trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.”

Người đang trong tù có được góp vốn không?

Người đang trong tù có được góp vốn không?
Người đang trong tù có được góp vốn không?

Như vậy, pháp luật doanh nghiệp không có quy định hạn chế quyền của người đang chấp hành án phạt tù trong việc góp vốn vào công ty. Người đang chấp hành án phạt tù hoàn toàn có thể được góp vốn vào các công ty nếu họ có nhu cầu. Tuy nhiên; do hạn chế trong quyền quản lý doanh nghiệp; người đang chấp hành án phạt tù được góp vốn nhưng không được giữ những chức danh quản lý; cụ thể như sau:

– Nếu doanh nghiệp của bạn là Công ty cổ phần thì bạn của bạn vẫn có quyền góp vốn vào công ty dưới dạng là cổ đông góp vốn.

–  Nếu doanh nghiệp của bạn là Công ty hợp danh thì bạn của bạn vẫn có quyền góp vốn vào công ty dưới dạng là thành viên góp vốn.

–  Nếu doanh nghiệp của bạn là Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì bạn của bạn không thể góp vốn. Vì khi bạn của bạn góp vốn vào công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì sẽ là thành viên hội đồng thành viên; vì theo Điều 18 bạn của bạn sẽ trở thành người quản lý doanh nghiệp nhưng pháp luật lại không cho phép.

Do đó, người đang chấp hành hình phạt tù có thể góp vốn vào Công ty Cổ phần, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Người đang trong tù có được góp vốn không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Người chấp hành án phạt tù có được bầu cử không?

Theo Điều 30 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân năm 2015; quy định về những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri như sau:
“1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.”
Do đó người đang chấp hành án phạt tù không được bầu cử.

Phạm nhân có được ra khỏi cơ sở giam giữ?

Theo Điều 40 Luật thi hành án hình sự 2019, thì các trường hợp sau được trích xuất phạm nhân; (đưa phạm nhân ra khỏi cơ sở giam giữ):
– Để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử
– Để phục vụ yêu cầu quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo, khám bệnh, chữa bệnh hoặc để chăm sóc con của phạm nhân đang ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ phạm nhân phải đưa đi khám và điều trị bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Người chấp hành án là ai?

Người chấp hành án là người bị kết án, phải chịu hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.