Thủ tục xin chấp thuận góp vốn vào Việt Nam của thương nhân nước ngoài

30/01/2022
289
Views

Thủ tục xin chấp thuận góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam của thương nhân nước ngoài là vấn đề đang được quan tâm, khi có nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam. Chính vì điều đó, pháp luật Việt Nam có quy định rất cụ thể về lĩnh vực đầu tư. Vậy thủ tục này được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề này.

Điều kiện để thương nhân nước ngoài góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam

Để được tham gia góp vốn vào tổ chức kinh tế tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện theo khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư 2020, cụ thể như sau:

  • Đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường, cụ thể: Nhà đầu tư nước ngoài không đầu tư vào các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài do Chính phủ công bố.
  • Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này
  • Đáp ứng các quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

 2.Thành phần hồ sơ đối với thương nhân nước ngoài xin chấp thuận góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam

Về thành phần hồ sơ, công văn số 8909/BKHĐT-PC ngày 31/12/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quy định chi tiết. Theo đó, hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp phải có những thành phần sau:

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có); tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; giá trị giao dịch của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có);
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
  • Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nhận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;
  • Văn bản kê khai (kèm theo bản sao) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nhận vốn góp, cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (đối với trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư năm 2020). Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của việc kê khai.

Mời các bạn tham khảo thêm 

Thông tin liên hệ 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Một số câu hỏi thường gặp:

  1. Thẩm quyền giải quyết thủ tục xin chấp nhận góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam của thương nhân nước ngoài?

Về thẩm quyền giải quyết, theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP và Quyết định số 701/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan trực tiếp thực hiện tiếp nhận hồ sơ và có thẩm quyền quyết định là Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế nhận vốn góp đặt trụ sở chính.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.