Các căn cứ để khởi kiện yêu cầu công nhận và buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng

30/01/2022
437
Views

Sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại đến quyền lợi chính đáng mà bên bị vi phạm đáng lẽ được nhận. Bên bị vi phạm thường quan tâm đâu căn cứ để khởi kiện yêu cầu công nhận và buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng để tiến hành bảo vệ lợi ích của bản thân, giảm thiểu thiệt hại. Bài viết dưới đây Luật sư X  sẽ phân tích rõ hơn về vấn đề này.

1. Căn cứ yêu cầu cơ quan tài phán công nhận hợp đồng

Hợp đồng có hiệu lực là điều kiện đầu tiên để buộc bên vi phạm phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
  • Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Trong một số giao dịch đặc thù, pháp luật yêu cầu hợp đồng giữa các bên phải được công chứng. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này nhưng một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng, thì vẫn có căn cứ yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực của hợp đồng.

2. Căn cứ yêu cầu cơ quan tài phán áp dụng chế tài buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng.

Căn cứ buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng

Buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng là một trong những phương thức để bên bị vi phạm bảo vệ quyền lợi của mình trước hành vi vi phạm hợp đồng của bên có nghĩa vụ theo Luật Thương mại 2005.

Như vậy, buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng hay còn gọi là buộc thực hiện đúng hợp đồng theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 297 Luật Thương mại 2005, là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Theo đó, hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ để bên bị vi phạm yêu cầu áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng đối với bên vi phạm, trừ trường hợp được miễn trách nhiệm

Trường hợp miễn trách nhiệm

Hành vi vi phạm hợp đồng rơi vào các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005, cụ thể:

  • Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận
  • Xảy ra sự kiện bất khả kháng
  • Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia
  • Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Như vậy, nếu bên vi phạm chứng minh được hành vi vi phạm của mình rơi vào các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm, thì bên bị vi phạm không có căn cứ yêu cầu cơ quan tài phán áp dụng chế tài buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng đối với bên vi phạm.

Mời các bạn tham khảo thêm 

Thông tin liên hệ 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Một số câu hỏi thường gặp:

1. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính nào khi khởi kiện tại tòa án?

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện
  • Tên, nơi cư trú, làm việc/trụ sở; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện; người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có)
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.