Cổ đông góp vốn thì đương nhiên là thành viên của hội đồng quản trị?

05/12/2021
Cổ đông góp vốn thì đương nhiên là thành viên của hội đồng quản trị?
979
Views

Thành lập công ty là một trong những cách kinh doanh phổ biến hiện nay. Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được lựa chọn của nhiều nhà đầu tư. Vậy hội đồng quản trị của công ty cổ phần gồm thành viên nào? Thủ tục thành lập hội đồng quản trị có phức tạp không? Công ty cổ phần có hai thành viên có đương nhiên là hội đồng quản trị?

Câu hỏi của khách hàng: Công ty Cổ phần của tôi có ba thành viên, tỷ lệ 45/35/20 . Trong giấy phép đăng ký kinh doanh thì cổ đông 45% làm Giám đốc mà không có Hội đồng quản trị. Chúng tôi có đương nhiên là thành viên của hội đồng quản trị và cổ đông 45% đương nhiên là Chủ tịch hay phải làm các thủ tục pháp lý? Nếu cần thì đó là những thủ tục hồ sơ gì? Trân trọng cảm ơn quý công ty.

Đối với vấn đề thắc mắc này Luật sư 247 xin được giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Công ty cổ phần thường được biết đến với loại hình rộng lớn có nhiều thành viên tham gia góp vốn. Điều hành công ty cần có đội ngũ hội đồng phụ trách. Tuy nhiên với công ty cổ phần có quy mô nhỏ sẽ hoạt động ra sao? Mời quý khách hàng tham khảo nội dung bài viết sau:

Công ty cổ phần bắt buộc có hội đồng quản trị không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 về công ty cổ phần. Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác

Mô hình hoạt động của công ty cổ phần được tổ chức quản lý theo 1 trong 2 loại là:

  • Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị là hai cơ quan bắt buộc phải thành lập ở công ty cổ phần. Do đó, dù công ty lớn hay nhỏ đều phải tổ chức theo 1 trong 2 loại mô hình trên và có cơ quan này.

Trường hợp cổ đông không được chuyển nhượng cổ phần

Theo quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020; các trường hợp không được chuyển nhượng cổ phần gồm:

  1. Cổ phần của cổ đông sáng lập. Trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác. Trường hợp muốn chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.
  2. Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

Điều kiện thành lập công ty cổ phần

Điều kiện về tên gọi

Một số lưu ý khi chọn tên gọi và đăng ký tên doanh nghiệp bạn cần nắm rõ:

  • Tên không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Phải viết bằng tiếng việt, đúng thuần phong mỹ tục;
  • Không sử dụng tên của cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội;

Nếu sử dụng tên nước ngoài thì tên đó phải được dịch từ tiếng việt ra. Cho phép sử dụng các tên viết tắt.

Điều kiện về vốn

Về vấn đề góp vốn thành lập công ty cổ phần được pháp luật quy định chặt chẽ. Vốn điều lệ là tổng số giá trị tài sản do cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trong phần vốn điều lệ mình đã đăng ký.

Cần phải lưu ý khi giá trị vốn góp mà quý khách hàng dự định đăng ký có quan hệ mật thiết với ngành nghề doanh nghiệp muốn kinh doanh. Tùy vào ngành nghề kinh doanh sẽ có điều kiện tối thiểu mức vốn góp. Ngoài ra lệ phí môn bài phải nộp sẽ căn cứ vào vốn điều lệ để tính.

Điều kiện về ngành kinh doanh

Quý khách hàng có thể lựa chọn ngành kinh doanh mà pháp luật Việt Nam không cấm. Tuy nhiên, nên lưu ý khi chọn loại ngành kinh doanh có điều kiện. Có 2 loại ngành nghề kinh doanh:

  • Ngành nghề kinh doanh không có điều kiện
  • Ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ví dụ: Khi thành lập công ty có ngành nghề kinh doanh bất động sản thì điều kiện vốn góp phải từ đủ 20 tỷ đồng.

Hội đồng quản trị có trách nhiệm gì?

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty. Một số chức năng, nhiệm vụ của hội đồng quản trị như:

  • Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn, kế hoạch hằng năm của công ty;
  • Quyết định các vấn đề liên quan đến giá cổ phiếu và trái phiếu;
  • Quyết định phương án và dự án đầu tư;
  • Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ;

Thành viên hội đồng quản trị gồm ai?

Số lượng thành viên trong hội đồng quản trị của công ty cổ phần khoảng từ 3 đến 11 người. Nhiệm kỳ của hội đồng không quá 5 năm. Tiêu chuẩn và điều kiện để có thể trở thành thành viên của hội đồng quy định tại Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020. Những thành viên phải có đủ năng lực hành vi dân sự, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh. Thành viên của Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty. Cổ đông có tỷ lệ vốn góp cao không nhất thiết là chủ tịch của Hội đồng quản trị

Do đó, không phải cổ đông sẽ đương nhiên trở thành thành viên của Hội đồng quản trị. Sau khi thành lập công ty thì cần tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông nhằm bổ nhiệm thành viên của hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật. Từ đó, bầu ra chủ tịch của Hồi đồng và chức danh nhiệm vụ của thành viên hội đồng.

Thông tin liên hệ

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

  1. Facebook : www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Công ty cổ phần có giới hạn thành viên không?

Công ty cổ phần có giới hạn số lượng thành viên vốn góp ít nhất là ba người. Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp này không hạn chế tối đa số thành viên góp vốn. Do đó, khi công ty có ba thành viên mà có một người thành viên vốn góp rút khỏi bán lại cho hai người kia thì công ty cần phải thực hiện thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp.

Có những loại cổ phần nào trong công ty cổ phần?

Cổ phần là những phần chia nhỏ, bằng nhau vốn điều lệ của công ty. Cổ phần có hai loại chính là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Trong đó cổ phần ưu đãi bao gồm: cổ phần ưu đãi cổ tức; cổ phần ưu đãi biểu quyết; cổ phần ưu đãi hoàn lại; cổ phần ưu đãi khác căn cứ vào điều lệ công ty quy định.

Có phải cứ góp vốn vào đều được làm thành viên của Hội đồng quản trị?

Để trở thành thành viên của Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông góp vốn vào công ty. Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên của Hội đồng được quy định tại Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020. Các thành viên được bầu chọn trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông; nhiệm kỳ tối đa là 5 năm. Do đó, không phải bất kỳ cổ đông góp vốn nào cũng là thành viên của Hội đồng quản trị.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận