Góp vốn thành lập công ty cổ phần theo quy định?

23/11/2021
Góp vốn thành lập công ty cổ phần theo quy định?
640
Views

Chào Luật sư, hiện nay tôi đang có nhu cầu góp vốn thành lập công ty cổ phần. Số vốn mà tôi cam kết góp là 400 triệu đồng; tuy nhiên, vì một số lý do mà tôi chưa thể góp đủ số vốn nêu trên. Luật sư cho tôi hỏi, ngoài tiền mặt thì tôi có thể góp vốn bằng những loại tài sản khác không? Pháp luật nước ta có quy định gì về tài sản góp vốn thành lập công ty cổ phần? Mong Luật sư giải đáp thắc mắc của tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số điều tư vấn cho bạn như sau

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái niệm

  • Trong các quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp thì các quy định về vốn; góp vốn là quan trọng nhất. Vốn được hiểu là gắn liền với quyền và trách nhiệm của chủ thể góp vốn; vốn có thể là điều kiện bắt buộc để thành lập doanh nghiệp và kinh doanh trong một số ngành nghề kinh doanh nhất định; là tổng số tiền hay tổng số tài sản do các cổ đông, thành viên đống góp.
  • Theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì: Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty; bao gồm góp vốn để thành lập công ty; hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
  • Theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì: Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
  • Như vậy, góp vốn thành lập công ty cổ phần là việc các cổ đông thông qua mua cổ phần đã tự nguyện chuyển giao một phần; hoặc toàn bộ tài sản vào hoạt động sản xuất, kinh doanh để thành lập công ty cổ phần; nhằm đảm bảo cho những chi phí đối với hoạt động của công ty để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Cơ cấu vốn trong công ty cổ phần

  • Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp điển hình về đối vốn; có cơ cấu vốn khá phức tạp.
  • Trong giai đoạn thành lập công ty cổ phần; cơ cấu vốn của công ty cổ phần được tạo thành bởi hai loại vốn; được thể hiện ở hai loại cổ phần có tính chất khác nhau. Đó là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.
  • Cổ phần phổ thông đại diện cho những quyền lợi phổ thông nhất mà nhà đầu tư nhận được khi đăng ký mua loại cổ phần này.
  • Cổ phần ưu đãi thể hiện theo đúng như tên gọi của nó; nhà đầu tư khi đăng ký mua cổ phần ưu đãi, ngoài quyền lợi phổ thông cơ bản nhất; nhà đầu tư sẽ có thêm các quyền ưu đãi biểu quyết; nhân cổ tức, ưu đãi hoàn lại,…

Nội dung chủ yếu của pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần

Tài sản góp vốn

  • Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
  • Góp vốn bằng tiền: là việc cá nhân hay tổ chức đem chuyển một khoản tiền (đồng Việt Nam, ngoài tệ); hay những giấy tờ có giá trị như ngân phiếu; trái phiếu của mình để thành lập công ty cổ phần; và được hưởng quyền tài sản từ trái quyền góp vốn.
  • Góp vốn bằng hiện vật: là việc góp vốn bằng quyền sở hữu đối với vật; bao gồm động sản hoặc bất động sản. Người góp vốn phải thực hiện đúng nghĩa vụ về việc giao vật đúng số lượng; chủng loại, đồng bộ và đảm bảo tính sở hữu hợp pháp; không bị tranh chấp bởi bên thứ ba. Trong giai đoạn thanh lập, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân.
  • Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất: quyền sử dụng đất dùng để góp vốn thành lập công ty cổ phần cần phải đáp ứng các quy định tại Điều 188 Luật Đất đai năm 2013.
  • Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ; bí quyết kỹ thuật. Quyền sở hữu trí tuệ là một rong những tài sản vô tuyệt đối. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 35 Luật Doanh nghiệp năm 2020; quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì cổ đông có thể sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ để góp vốn. Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng là loại tài sản góp vốn phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Các tài sản khác. Tài sản này phải đáp ứng các yêu cầu tại Khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp; hoặc quy định của Điều lệ công ty.

Định giá tài sản góp vốn vào công ty cổ phần

  • Định giá tài sản góp vốn được quy định cụ thể tại Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
  • Việc định giá có ý nghĩa quan trọng. Đố với chủ sở hữu, định giá tài sản góp vốn là chìa khóa để phân chia quyền lực; lợi ích tài chính trong công ty cổ phần. Đối với chủ nợ của công ty cổ phần; tài sản khi được đem góp vốn sẽ thuộc về sản nghiệp của công ty cổ phần; nằm trong khối tài sản có của công ty và được dùng để đảm bảo cho các khoản nợ của công ty….
  • Nếu các cổ đông sáng lập định giá tài sản góp vốn cao hơn so với gí trị thực tế tại thời điểm góp vốn; thì họ phải liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.

Xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn vào công ty cổ phần

  • Ngay từ gia đoạn thành lập công ty cổ phần; bằng việc cam kết góp vốn, cổ đông đã có ràng buộc đầu tiên giữa mình với công ty cổ phần; thông qua khoản nợ đầu tiên mà đối tượng chính là tài sản dược cam kết góp vốn.
  • Sau khi được nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; công ty cổ phần sẽ đương nhiên trở thành trái chủ đối với các tài sản được cổ đông cam kết góp. Việc xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn sẽ tùy thuộc vào loại tài sản mà cổ đông cam kết góp.
  • Đối với tài sản góp vốn là tiền; thì công ty cổ phần có quyền đồi nợ cổ đông về số tiền; lãi phát sinh trên số tiền cam kết góp chưa trả kể từ ngày phải đóng; yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có.
  • Đối với tài sản góp vốn là hiện vật. Trường hợp cổ đông không thực hiện đúng nghĩa vụ về chuyển quyền đối với vật; và giao cho công ty sử dụng thì có thể xử lý giống như người bán vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán vật,

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông góp vốn thành lập công ty cổ phần

  • Quyền và nghĩa vụ của cổ đông khi góp vốn thành lập công ty cổ phần được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp năm 2020. Nhóm quyền và nghĩa vụ này được phân chia tương ứng với loại cổ phần mà cổ đông nắm giữ.
  • Trong giai đoạn thành lập công ty cổ phần là giai đoạn trước khi công ty cổ phần ra đời; quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập được chú ý hơn cả; vì đây là hoạt động đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình hình thành nên pháp nhân.
  • Quyền và nghĩa vụ của các cổ đông sáng lập không chỉ xoay quanh vấn đề góp vốn thành lập công ty cổ phần; mà còn kéo dài trong suốt khoảng thời gian góp vốn.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Góp vốn thành lập công ty cổ phần theo quy định?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.

Cổ phần ưu đãi cổ tức là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 117 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.

Cổ phiếu là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời