Biến động tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật?

23/11/2021
Biến động tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật?
1052
Views

Nhằm khắc phục sự hạn chế của bên có quyền phụ thuộc vào bên có nghĩa vụ trong tính chất trái quyền; tạo thế chủ động cho người có quyền; pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng cũng như là thực hiện nghĩa vụ. Đối tượng của biện pháp bảo đảm chủ yếu là tài sản. Tuy nhiên không phải lúc nào tài sản cũng ở trạng thái nguyên vẹn; mà có thể có nhiều sự thay đổi như tài sản bị thu hồi; bị chia tách;… đó chính là sự biến động của tài sản. Vậy biến động tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật được thể hiện như thế nào?

Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Biến động tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nghị định 21/2021/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Tài sản bảo đảm là gì

Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.

Theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015; tài sản là vật; tiền; giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản gồm động sản và bất động sản; Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Yêu cầu đối với tài sản bảo đảm

Về quyền sở hữu tài sản

Tài sản bảo đảm vẫn phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và chỉ loại trừ hai biện pháp bảo đảm là cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu. Nếu tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu đó. Tài sản bảo đảm phải không là đối tượng bị tranh chấp về quyền sở hữu cũng như sử dụng.

Về tính lưu thông

Tài sản bảo đảm là tài sản được phép giao dịch. Trong trường hợp khi xác lập giao dịch; tài sản bảo đảm không phải là đối tượng bị cấm nhưng đến thời điểm bị xử lý thì lại bị cấm thì phải coi đây là sự kiện bất khả kháng.

Về tính xác định

Tài sản bảo đảm có thể mô tả chung chung nhưng phải xác định được.

Về giá trị tài sản

Thông thường; giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Tuy nhiên; các bên có thể thỏa thuận giá trị tài sản bảo đảm bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm.

Biến động tài sản bảo đảm

Biến động tài sản bảo đảm do chia, tách

Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc chia; tách một tài sản bảo đảm thành nhiều tài sản phù hợp với quy định của pháp luật liên quan thì giải quyết như sau:

  • Việc chia; tách tài sản bảo đảm không làm thay đổi chủ sở hữu; thì những tài sản mới được hình thành sau khi chia; tách tiếp tục là tài sản bảo đảm;
  • Việc chia; tách tài sản bảo đảm làm thay đổi chủ sở hữu; thì tài sản mới được hình thành sau khi chia; tách thuộc quyền của chủ sở hữu mới không là tài sản bảo đảm.

Biến động tài sản bảo đảm do sáp nhập, hợp nhất

Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc hợp nhất; sáp nhập hoặc trộn lẫn tài sản bảo đảm với tài sản khác hoặc tài sản bảo đảm được chế biến tạo thành tài sản mới; thì tài sản bảo đảm được xác định như sau:

  • Tài sản mới được tạo thành do hợp nhất; sáp nhập hoặc trộn lẫn mà không chia được thì phần giá trị tài sản bảo đảm được hợp nhất; sáp nhập hoặc trộn lẫn vào tài sản mới trở thành tài sản bảo đảm;
  • Vật mới được tạo thành do chế biến thuộc sở hữu của bên bảo đảm; thì vật mới tiếp tục là tài sản bảo đảm. Trường hợp vật mới không thuộc sở hữu của bên bảo đảm; thì giá trị phần tài sản bảo đảm được chế biến trở thành tài sản bảo đảm.

Biến động tài sản bảo đảm do góp vốn

Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc dùng tài sản bảo đảm để góp vốn vào pháp nhân thương mại; pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội thì cổ phần hoặc phần vốn góp là tài sản bảo đảm; trừ trường hợp bên nhận bảo đảm và pháp nhân nhận góp vốn có thỏa thuận; về việc tài sản bảo đảm mang góp vốn tiếp tục được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Biến động tài sản bảo đảm do thu hồi, tiêu hủy

Trường hợp tài sản bảo đảm bị thu hồi do bên bảo đảm vi phạm pháp luật liên quan; thì bên bảo đảm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; cho bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm. Trường hợp bên bảo đảm được Nhà nước thanh toán; bồi thường theo quy định của pháp luật liên quan; thì tài sản được thanh toán hoặc bồi thường trở thành tài sản bảo đảm.

Trường hợp không còn tài sản bảo đảm do bị thu hồi vì mục đích quốc phòng; an ninh; để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia; công cộng thì số tiền được bồi thường; tài sản được thay thế hoặc tài sản được trao đổi; theo quy định của pháp luật liên quan trở thành tài sản bảo đảm.

Trường hợp tài sản bảo đảm bị tiêu hủy; bị tổn thất toàn bộ hoặc bị phá dỡ; bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thì được xác định là không còn tài sản bảo đảm; trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 7 và 8 Điều này.

Biến động tài sản bảo đảm khác

Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc dùng tài sản đang được bảo hiểm; để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc tài sản đang dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà được bảo hiểm; thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; số tiền bồi thường hoặc tài sản thay thế; mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm trở thành tài sản bảo đảm.

Trường hợp tài sản bảo đảm là cây hằng năm theo quy định của Luật Trồng trọt; được thu hoạch; công trình tạm theo quy định của Luật Xây dựng; bị phá dỡ thì hoa lợi hoặc tài sản khác có được từ việc thu hoạch hoặc phá dỡ trở thành tài sản bảo đảm.

Trường hợp tài sản đang dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo đảm cài đặt; tích hợp phần mềm; hệ thống phần mềm phù hợp với quy định của pháp luật liên quan; thì quyền tài sản đối với phần mềm; hệ thống phần mềm trong phạm vi tài sản bảo đảm này cũng là tài sản bảo đảm.

Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự; luật khác liên quan làm cho tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế; mà có tài sản mới phát sinh hoặc có tài sản được thay thế thì tài sản này trở thành tài sản bảo đảm.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; sự biến động về tài sản bảo đảm có thể là tài sản bị chia tách; hợp nhất; sáp nhập; thu hồi; bị tiêu hủy;… đối với mỗi trường hợp trên pháp luật đã có sự quy định cụ thể tại Điều 21 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Biến động tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Việc dùng một tài sản để bảo đảm nhiều nghĩa vụ?

Việc dùng một tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nhiều nghĩa vụ; thì bên bảo đảm phải có nghĩa vụ thông báo cho bên nhận bảo đảm sau; biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được thành lập thành văn bản; đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật. Việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp này cũng có những đặc thù riêng.

Việc bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai?

Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Bộ luật Dân sự 2015 cho phép tài sản hình thành trong tương lai được làm tài sản bảo đảm. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm; sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm; cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm; nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm.

Tại sao tài sản là đối tượng chủ yếu của biện pháp bảo đảm?

Nghĩa vụ cần được bảo đảm là nghĩa vụ mang tính chất tài sản; cho nên đối tượng của các biện pháp bảo đảm cũng phải mang tính tài sản; Bởi chỉ có lợi ích vật chất hoặc tài sản mới bù đắp; khấu trừ được các lợi ích vật chất bị mất mát, thiệt hại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời