Pháp luật dân sự của pháp nhân được quy định thế nào?

23/10/2021
Pháp luật dân sự của pháp nhân
690
Views

Trong quan hệ dân sự, chủ thể chủ yếu là các cá nhân và pháp nhân mang quyền và nghĩa vụ. Nếu như cá nhân được hiểu đơn giản là một con người; là một thực thể sinh học thì pháp nhân lại là một chủ thể được pháp luật quy định và đặt tên. Vậy pháp nhân là gì? Pháp luật dân sự của pháp nhân được quy định thế nào? Bài viết dưới đây xin được làm rõ vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Pháp nhân là gì?

Pháp nhân được quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015; dựa trên quy định này mà các ngành luật khác xác định được tư cách của pháp nhân. Theo đó; Pháp nhân là tổ chức đáp ứng đủ đầy đủ 4 điều kiện sau:

  • Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc luật khác có liên quan: Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân; hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và việc đăng ký phải tuân thủ pháp luật cũng như công bố công khai. 
  • Có cơ cấu tổ chức theo luật định: Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức; nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh mình khi tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Khi một tổ chức đáp ứng được cả bốn điều kiện trên thì được coi là pháp nhân một cách hợp pháp. Ngược lại chỉ cần thiếu một trong số bốn điều kiện đó thì tổ chức không được coi là pháp nhân.

Ví dụ: Công ty cổ phần có thể được coi là pháp nhân vì đáp ứng bốn điều kiện trên. Còn doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì không có tài sản độc lập; tài sản của doanh nghiệp tư nhân cũng được coi là tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân nên không có sự rạch ròi; độc lập về tài sản. 

Có những loại pháp nhân nào?

Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân trừ trường hợp pháp luật quy định khác; cụ thể những đối tượng như: Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước, người chưa thành niên;….không được phép thành lập pháp nhân. 

Theo quy định tại Điều 75, 76 Bộ luật Dân sự năm 2015; pháp nhân được phân thành hai loại:

  • Pháp nhân thương mại: Pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và chia lợi nhuận cho thành viên; bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
  • Pháp nhân phi thương mại: Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính  là tìm kiếm lợi nhuận và không chia lợi nhuận cho thành viên, bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội; quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác. 

Pháp luật dân sự của pháp nhân được quy định thế nào?

Khi trở thành chủ thể pháp luật; pháp nhân đương nhiên phải có năng lực chủ thể; đó là năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Năng lực chủ thể của pháp nhân là chuyên biệt; phù hợp với mục đích và lĩnh vực hoạt động của nó. Bởi vậy, pháp nhân khác nhau có năng lực chủ thể khác nhau.  

Theo Điều 87 Bộ luật Dân sự năm 2015; năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự và năng lực này không bị hạn chế trừ những trường hợp có quy định khác.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký. Kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân; năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân cũng sẽ chấm dứt.

Pháp nhân thông qua hoạt động của mình để tham gia các quan hệ pháp luật. Mọi hoạt động của pháp nhân được tiến hành thông qua hành vi của những cá nhân – người đại diện của pháp nhân. Hành vi của những cá nhân này tạo ra các quyền và nghĩa vụ cho pháp nhân đó. 

Pháp nhân có thể hợp nhất, chia tách, sáp nhập; chuyển đổi hình thức hoặc giải thể, phá sản. Đồng thời; khi đó pháp nhân cũng chấm dứt tồn tại. Ngoài ra; pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện thực hiện nhân danh pháp nhân hoặc do người sáng lập thực hiện liên quan đến thành lập; đăng ký pháp nhân; trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc luật có quy định khác.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Pháp luật dân sự của pháp nhân được quy định thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Quốc tịch của pháp nhân được xác định thế nào?

Là một tổ chức của con người do nhà nước thành lập hoặc thừa nhận nên pháp nhân luôn mang quốc tịch của quốc gia nhất định. Do vậy; khác với thể nhân; không có hiện tượng pháp nhân không có quốc tịch. Theo Điều 80 bộ luật dân sự; pháp nhân thành lập ở đâu thì pháp luật nước đó sẽ là căn cứ để xác định quốc tịch của pháp nhân.

Các hình thức pháp nhân nước ngoài có thể tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam?

Pháp nhân nước ngoài có thể tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam theo các hình thức sau:
– Thành lập tổ chức kinh tế bao gồm thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã; và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh (khoản 16 Điều 3 Luật đầu tư).
– Đầu tư góp vốn; mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
– Đầu tư theo hình thức hợp đồng.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài là gì?

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài là khả năng do pháp luật quy định của pháp nhân nước ngoài có quyền; và nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời