Lao động đến độ tuổi nghỉ hưu vẫn tiếp tục làm việc được không?

05/12/2021
902
Views

Xin chào Luật sư, ông ngoại tôi năm nay 65 tuổi. Trước đây ông làm việc tại một công ty viễn thông đã được gần 30 năm. Đến nay ông đã đủ độ tuổi nghỉ hưu nhưng vì gắn bó lâu với công ty ông không muốn nghỉ việc. Ông ngoại tôi muốn được tiếp tục làm việc đến khi nào ông không thể làm việc được nữa. Ông nói với tôi, ông ở nha không làm gì cũng thấy buồn, ông đi làm vẫn giúp ích được cho mọi người. Vậy nên, tôi muốn hỏi luật sư lao động đến độ tuổi nghỉ hưu vẫn tiếp tục làm việc được không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Lao động năm 2019

Nội dung tư vấn

Hiện nay, việc người lao động đến độ tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục làm việc đã không còn xa lạ gì với chúng ta. Vậy Lao động đến độ tuổi nghỉ hưu vẫn tiếp tục làm việc được không?Người lao động đến độ tuổi nghỉ hưu vẫn có thể đi làm cần những điều kiện gì? Hãy cùng luật sư 247 giải đáp thắc mắc ngay sau đây:

Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật?

Theo quy định của Bộ luật lao động, thì tuổi nghỉ hưu; và việc sử dụng lao động cao tuổi được quy định như sau:

Điều 169. Tuổi nghỉ hưu

1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Theo quy định nêu trên, người lao động cao tuổi là người lao động nam trên 60 tuổi; nữ trên 55 tuổi (tương ứng với tuổi nghỉ hưu của người nam là đủ 60 tuổi, của người nữ là đủ 55 tuổi). Khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu nếu có nhu cầu thì người sử dụng lao động có thể cùng với người lao động thỏa thuận kéo dài thời gian hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo đúng các quy định về hợp đồng lao động.

Sử dụng người lao động cao tuổi cần điều kiện gì?

Tại điều 149 BLLĐ 2019 quy định như sau:

“1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi; hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.

3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi; trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.”

Như vậy, trường hợp của ông bạn đến tuổi nghỉ hưu và có quyết định nghỉ hưu nhưng nếu công ty vẫn có nhu cầu sử dụng thì công ty vẫn có thể tiếp tục ký hợp đông làm lại với người lao động đó với điều kiện đó không phải là những công việc nặng nhọc, nguy hiểm; hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người cao tuổi. 

Quy định về người lao động cao tuổi?

Theo Điều 148 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này

2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày; hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao  tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

Sử dụng lao động chưa thành niên cần đáp ứng nguyên tắc gì?

Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật lao động năm 2019; sử dụng lao động chưa thành niên theo nguyên tắc sau đây:

– Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

– Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

– Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

– Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Người sử dụng lao động cần tuân thủ quy định nào khi sử dụng người lao động chưa thành niên ?

Căn cứ theo Điều 145 Bộ luật lao động năm 2019 thì người sử dụng lao động cần phải tuân thủ các quy định sau đây:

1. Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc; người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:

a) Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi; và người đại diện theo pháp luật của người đó;

b) Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;

c) Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc; và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng;

d) Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

2. Người sử dụng lao động chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật này.

3. Người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc; trừ các công việc nghệ thuật, thể dục; thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực trí lực; nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Lao động đến độ tuổi nghỉ hưu vẫn tiếp tục làm việc được không?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Người sử dụng lao động dưới 15 tuổi không giao kết hợp đồng lao động bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của người đó hoặc không được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi.

Người nghỉ hưu đi làm có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy, người lao động nghỉ hưu đang hưởng lương hưu đi làm thì không phải đóng bảo hiểm xã hội.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời